Một người trưởng thành cần phải thành thạo những kỹ năng gì để chống chọi với thế giới bên ngoài? Bài viết này sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn.
Bạn mong rằng khi bước qua tuổi 18, có ai đó sẽ tới và nói: "Nào thanh niên, giờ con đã trưởng thành rồi đấy, từ bây giờ ta sẽ hướng dẫn con các mánh một ngườirưởng thành phải biết" ư? Không đâu, bằng giác quan của mình, bạn phải tự nhận thức được rằng mình luôn phải có tiền dằn túi khi ra ngoài, không được ăn mặc lố bịch khi đi phỏng vấn và tuyệt đối không nên tranh cãi với những kẻ bảo thủ. Nếu bạn không tự nhận thức được việc này thì bạn nguy to rồi đấy!
Nếu bạn có thể tự nhận biết được điều gì là nên và không nên thì tốt quá rồi, còn nếu không thì tôi đã tập hợp sẵn một vài mánh mà một người trưởng thành cần phải nằm lòng rồi đây. Tuy đơn giản nhưng tôi tin rằng chúng cực hữu ích, hãy đọc thử xem sao?
1, Tiếp thu những lời nhận xét cho dù là tiêu cực
"Thật khó để chúng ta chấp nhận rằng mình đã sai, mình đáng lẽ có thể làm tốt hơn nhiều" anh Pedram Keyani để lại bình luận trên Quora, "Bạn hoàn toàn có thể làm được điều này nếu học được cách gạt bỏ tình cảm của mình sang một bên và chỉ tập trung tiếp nhận các ý kiến dành cho mình. Có thể một vài góp ý sẽ giúp bạn tốt lên, một vài ý bạn nên lờ đi, tuy nhiên việc chọn lọc hãy để não lo, đừng mang cảm xúc của mình vào việc này nhé".
Tùy vào hoàn cảnh, bạn sẽ có cách phản ứng sao cho phù hợp. Giả sử, nếu sếp bạn cho rằng có một vài lỗi sai thông tin trên bản thuyết trình sắp tới nhưng bạn chắc rằng mọi thứ đã rất ổn rồi, hãy nhẹ nhàng đáp lại: "Em không chắc là có lỗi sai nào hay không, để em xem xét kỹ lại một lần nữa và gửi lại sếp sau". Chẳng ai lại nổi nóng với một người lịch sự biết tiếp thu ý kiến như vậy cả.
2, Xin lỗi một cách chân thành
Con người ai mà chẳng có lúc sơ xuất, nhưng làm thế nào để nhận lỗi và chịu trách nhiệm cho những sai phạm của mình thì không phải ai cũng làm được.
Một lời xin lỗi cần phải đảm bảo "tính chân thành, thừa nhận sai xót và chỉ ra cách để sự việc đáng tiếc đó không lặp lại một lần nữa".
Theo như một CEO đã từng nói, để lời xin lỗi được chấp thuận, bạn phải đảm bảo rằng mình đã:
- Phản ứng nhanh nhạy.
- Xin lỗi với tư cách cá nhân.
- Giải thích lý do tại sao lại xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy.
- Bạn sẽ không lặp lại sai phạm tương tự trong tương lai.
- Xin lỗi.
- Bồi thường.
Keyani đã đưa ra một ví dụ cụ thể khi bạn muốn nói lời xin lỗi vì trễ mất giờ hẹn:
"Tôi xin lỗi vì tôi đã đến muộn. Hẳn là bạn rất bực bội vì đã phải dậy sớm và dành nhiều thời gian chuẩn bị cho cuộc hẹn này. Lỗi là do tôi đã không lường trước về vụ tắc đường và không tính toán thời gian hợp lý hơn. Lần sau chắc chắn tôi sẽ dành ra 10 phút cho những tình huống ngoài kế hoạch này. Hãy tha lỗi cho tôi nhé".
Chẳng ai lại không mềm lòng trước một lời xin lỗi chân thành như vậy cả.
3, Quản lý thời gian thông minh
Nếu các rắc rối bảo nhau xếp hàng để gặp chúng ta thì cuộc sống này thật dễ dàng quá, nhưng thực tế chẳng phải như vậy. Bạn sẽ phải tập làm quen dần với việc phải xử lý nhiều việc đến cùng một lúc. Bạn sẽ phải làm sao nếu không có khả năng quản lý thời gian thật hợp lý đây? Tôi e rằng núi công việc sẽ đè chết bạn mất thôi!
Lời khuyên dành cho những con ngưởi bận rộn: tốt hơn hết là bạn chỉ tập trung giải quyết một việc mà thôi! Nghiên cứu chỉ ra rằng ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc thì công việc sẽ chẳng mấy hiệu quả vì bộ não tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho việc chuyển sự chú ý từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Nếu bạn cứ thay đổi sự chú ý liên tục như vậy thì chẳng có việc nào ra hồn đâu.
Chiến lược quản lý thời gian hiệu quả còn giúp giảm số giờ lao động xuống đáng kể. Theo như Henry Ford, người sáng lập ra công ty Ford Motor danh tiếng, hiệu suất lao động của công nhân bắt đầu giảm nếu thời gian lao động trong một tuần vượt quá con số 40. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, sau 3 tuần lao động liên tục với cường độ 60 giờ 1 tuần, kết quả làm việc đi xuống thấy rõ.
4, Sử dụng các phím tắt thành thạo
"Máy tính tham gia vào hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống của con người" Arpit Jain nói "vì vậy, sử dụng thành thạo các phím tắt giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian đấy"
Hãy ghi lại một số tổ hợp phím quan trọng và để nó gần bàn làm việc, bạn sẽ bất ngờ vì hiệu suất làm việc của mình đấy.
5, Biết cách từ chối thật khéo léo
Nhiều người sợ rằng câu nói "không" thốt ra từ miệng mình sẽ làm tổn thương đến người khác. Nhưng khi bạn đang chết chìm trong núi công việc mà đồng nghiệp lại đề nghị bạn giúp một tay thì dù có thật lòng muốn giúp bạn cũng không thể gật đầu "Vâng, cứ để em" được đâu.
"Nghe thật giáo điều, nhưng biết cách nói KHÔNG đúng lúc sẽ giúp bạn tiết kiệm được vô khối thời gian, giảm bớt gánh nặng, mệt mỏi và đem lại một loạt lợi ích khác" Yogi Raj bình luận.
Vậy làm thế nào để có thể từ chối một cách khéo léo mà người nghe vẫn cảm thấy được tôn trọng đây? Đừng quan trọng hóa vấn đề, chỉ là một câu nói không đơn giản thôi mà? Mỗi khi định nhượng bộ, hãy nghĩ đến những thiệt hại mà mình phải gánh lấy: thời gian, sức khỏe, tâm trạng. Nếu người nói không ngại nhờ vả, thì bạn cũng đừng ngại nói "Không!".
6, Thông cảm với người khác
Thông cảm với người khác là khả năng lắng nghe và đặt mình vào tình huống của họ để nhìn nhận vấn đề. Đừng bao giờ dễ dàng nó câu: "Phải tôi thì...", bạn chẳng phải là họ, bạn không sống cuộc đời của họ, bạn đâu biết được người đó đã trải qua những gì mà đã vội vàng phán xét?
Thông cảm và thấu hiểu là khả năng kết nối tinh thần tự nhiên giữa người và người. Thực tế đã chứng minh rằng, những kẻ phân biệt chủng tộc man rợ nhất chính là những kẻ thiếu đi năng lực thấu hiểu mà một con người bình thường đáng lẽ phải có.
7, Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
"Đôi khi, ngôn ngữ cơ thể còn có thể truyền đạt nhiều hơn cả những gì bạn nói nữa kìa", Dean Bokhari nói.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, thành thạo ngôn ngữ cơ thể có thể khiến giúp bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp hơn trong mắt người đối diện. Một vài bí kíp nhỏ ai cũng nên biết: nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện để tỏ ra bạn đang quan tâm đến câu chuyện của họ, giữ ánh mắt lại nơi họ một vài giây ngay cả sau khi câu chuyện kết thúc hay việc tránh chạm tay lên mặt quá nhiều trong lúc nói chuyện, điều này chứng tỏ bạn đang nói dối hoặc cực kỳ lo lắng.
Bằng cách nắm rõ các ngôn ngữ biểu đạt của cơ thể, bạn cũng có thể đoán được người đối diện đang nghĩ gì. Ví dụ, nếu họ vô thức bắt chước bạn thì chứng tỏ họ đang rất thích bạn đấy, còn ngược lại, có vẻ đối phương không được tự nhiên cho lắm nếu họ cứ cười liên tục nhưng quanh mắt chẳng xuất hiện một nếp nhăn nào, họ chỉ đang gượng cười mà thôi.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon