NASA sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Trái đất

    TVD,  

    Mới đây, NASA và Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia đã thống nhất về việc có thể sử dụng bom nguyên tử để phá hủy các tiểu hành tinh có khả năng đe dọa đến Trái đất.

    Mới đây, NASA và Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia đã thống nhất về việc có thể sử dụng bom nguyên tử để phá hủy các tiểu hành tinh có khả năng đe dọa đến Trái đất. Do số lượng các tiểu hành tinh với kích thước lớn tiếp cận Trái đất ngày càng tăng. Và có thể trong một ngày nào đó, sẽ có một tiểu hành tinh đủ lớn va chạm với Trái đất gây ra một thảm họa giống như đã từng xảy ra vào thời kỳ khủng long 65 triệu năm trước.

    Các nhà khoa học tin rằng có khoảng hơn 1 triệu tiểu hành tinh ở gần Trái đất và có khả năng đe dọa đến hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên mới chỉ có một phần rất nhỏ được các nhà khoa học phát hiện. Điều đó có nghĩa là vẫn còn rất nhiều mối đe dọa tiềm ẩn.

    Trái đất đang đứng trước những mối đe dọa tiềm ẩn từ các tiểu hành tinh.

    Trái đất đang đứng trước những mối đe dọa tiềm ẩn từ các tiểu hành tinh.

    Bằng chứng gần nhất đó chính là vụ va chạm của một thiên thạch vào ngày 15 tháng 2 năm 2014 tại cao nguyên Chelyabinsk, Nga. Vụ va chạm này có sức phá hủy tương đương với quả bom nguyên tử từng thả xuống Hiroshima.

    Theo kế hoạch được bàn bạc của NASA, để ngăn chặn các tiểu hành tinh có khả năng đe dọa Trái đất. Biện pháp sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân sẽ được xem xét và có thể sử dụng sau khi đánh giá hết các thiệt hại và ảnh hưởng có thể xảy ra.

    NASA sẵn sàng sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân để bảo vệ Trái đất.

    NASA sẵn sàng sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân để bảo vệ Trái đất.

    Đối với các tiểu hành tinh cỡ trung bình thì biện pháp này có thể khả thi. Tuy nhiên đối với các tiểu hành tinh có kích thước lớn, một vụ nổ hạt nhân có thể không phá hủy được toàn bộ tiểu hành tinh đó. Và các mảnh vụn có thể gây ra một trận mưa thiên thạch với hậu quả tồi tệ hơn.

    Do đó mà biện pháp làm lệch hướng bay của các tiểu hành tinh khổng lồ được xem là khả thi hơn, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể gây ra đối với Trái đất.Theo như kế hoạch của NASA, để phá hủy hoặc làm thay đổi quỹ đạo của một tiểu hành tinh.

    Họ sẽ sử dụng tên lửa để đưa đầu đạn hạt nhân đến gần tiểu hành tinh đó, khi đã tiếp cận đầu đạn hạt nhân sẽ được kích hoạt để phá hủy hoàn toàn hoặc làm lệch hướng bay của tiểu hành tinh.

    Vào năm 1908, Trái đất đã hứng chịu vụ va chạm lớn nhất trong lịch sử loài người, được gọi là sự kiện Tunguska. Vụ va chạm này xảy ra vào ngày 30 tháng 6 năm 1908, tại vùng Evenk Autonomous Okrug , Siberi thuộc Nga hiện nay. Năng lượng của vụ va chạm này tương đương với một nghìn quả bom nguyên tử Hiroshima. Nó san phẳng diện tích rừng lên tới 2.150 kilômét vuông.

    Tham khảo: dailymail

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ