Nạn nhân mới nhất trong "nghĩa địa sáng tạo" của Apple
"Apple Glass" hay "Google Glass" là những ý tưởng thực sự thú vị. Chúng hứa hẹn cách mạng nhiều mảng thị trường như những gì iPhone, iPod hay Mac đã từng làm. Nhưng đáng tiếc rằng, mọi sáng tạo đều phải mang lên bàn cân - ngay cả tại công ty sáng tạo nhất thế giới.
Chưa có năm nào sự chờ đợi dành cho những chiếc iPhone lại nguội lạnh như năm 2019, và lý do không chỉ là bởi iPhone 2020 sẽ mang tới nhiều cải tiến đột phá: theo chính lời của CEO Tim Cook, năm 2020 Apple sẽ có một "sản phẩm cách mạng".
Cho đến trước tháng 7, nhiều người vẫn tin rằng đó sẽ là một sản phẩm đưa Apple vào một "vừa mới vừa cũ": thực tại tăng cường. Khi vén màn ARKit vào năm 2017, Apple đã đưa iPad trở thành một trong những nền tảng AR lớn nhất thế giới. Suốt nhiều năm, Apple liên tiếp thâu tóm nhiều công ty AR và các lĩnh vực liên quan (AI, nhận diện hình ảnh, cảm biến…), trong đó có 1 công ty sản xuất mắt kính và 1 công ty VR.
Và khi Google Glass hay Microsoft Hololens thành công, người ta cũng đã hy vọng rằng Apple sẽ có câu trả lời riêng, đưa kính thực tại ảo trở thành một sản phẩm thực sự đại chúng. Apple đã từng được hy vọng thực hiện một cuộc cách mạng AR, theo cùng một cách đã từng cách mạng PC, máy nghe nhạc, điện thoại hay tablet.
Đáng tiếc rằng đối nghịch với hy vọng là thực tế. Muốn chế tạo kính AR, Apple vẫn phải đối mặt với những vấn đề ai ai rồi cũng sẽ gặp phải: làm thế nào để tích hợp một chiếc máy vi tính vào một phụ kiện thời trang? Làm thế nào Apple có thể tạo ra một chiếc kính không quá kỳ dị, nhưng vẫn mang trong mình một trải nghiệm số xứng tầm Táo Cắn Dở?
Nếu thông tin của chuỗi cung ứng là chính xác, Apple đã không thể đưa ra một câu trả lời hợp lý cho tất cả những vấn đề này. Apple đã khai tử dự án kính AR.
Đó là điều sẽ khiến nhiều người thất vọng, bởi nếu "cố đấm ăn xôi", nếu chịu chấp nhận thoả hiệp, Apple chắc chắn vẫn có thể đưa Glass ra thị trường. Tiềm năng để đặt chân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới (kính AR) vẫn còn đó. Nhưng Apple không làm như vậy: mọi sản phẩm đều phải được mang lên bàn cân, không phải cứ "sáng tạo" là ra mắt.
Đó là nguyên tắc đi xuyên suốt lịch sử Apple. Kẻ hiểu rõ nhất mặt trái của sáng tạo cũng lại là kẻ đại diện cho tinh thần sáng tạo tại Apple – Steve Jobs. Năm 1997, trở về công ty, ông khai tử hàng chục dự án. Nổi bật nhất trong số này là Newton và Pippin:
Dĩ nhiên, đây là những dự án của Apple thời kỳ không có Steve Jobs. Nhưng đừng hiểu lầm: ngay cả khi thị trường máy vi tính vẫn còn đang rất non trẻ, khi những ý tưởng điên khùng vẫn còn đất diễn, nhà sáng lập của Táo vẫn cứ đem ý tưởng sáng tạo ra giết chết.
Trong số đó bao gồm cả những sản phẩm đi trước thời đại hàng chục năm (và hoàn toàn không thực tế):
Hơn 2 thập kỷ từ ngày "hồi sinh", 9 năm kể từ khi không còn bàn tay của Jobs, Apple vẫn cứ tiếp tục… giết chết sáng tạo. Apple Glass là một ví dụ, Apple Car là một ví dụ khác: Apple từng bỏ hàng tỷ USD vào dự án này chỉ để một chiếc xe mãi mãi không thành hình. Chắc chắn một trải nghiệm xe hơi "chính hiệu Apple" sẽ có sức hút của riêng mình, nhưng Apple cũng đã nhận ra "Apple Car" không xứng đáng để chấp nhận quá nhiều rủi ro về khâu cung ứng hay sản xuất.
Bởi một công ty nổi danh với những cuộc cách mạng cũng sẽ hiểu rất rõ mặt trái của sáng tạo. Những ý tưởng hấp dẫn thôi là chưa đủ, vì làm gì có ai có thể trốn tránh được thực tại? Nếu thực tại đem đến rủi ro thất bại quá lớn, hai chữ "sáng tạo" sẽ là không đủ để ngăn Apple tiễn ý tưởng của chính mình chìm vào dĩ vãng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một món đồ trong toilet được đấu giá 235 tỷ đồng, gây tranh cãi kịch liệt nhưng vẫn trở thành biểu tượng nghệ thuật đình đám
Dù đã qua hơn 100 năm , tác phẩm kỳ lạ của họa sĩ người Mỹ Marcel Duchamp vẫn thu hút nhiều sự quan tâm và bàn luận của công chúng cho đến hiện tại.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon