Dự án Isabela: dùng trực thăng và súng máy để cứu sống loài rùa cạn khổng lồ khỏi tuyệt chủng
Đây là sự độc ác cần có để cứu sống loài rùa cạn đang tới bờ tuyệt chủng.
- Bạn có biết: loài rùa sinh tồn qua mùa đông bằng cách... thở bằng mông
- Bị vợ hỏi khó: một chú rùa bỏ cả đời đi vòng quanh Trái Đất được không?
- Có thể bạn không biết, nhưng loài rùa cũng có khả năng chạy khá nhanh
- Xem những cảnh này bạn sẽ chẳng còn nhận ra bốn nhân vật chính trong "Ninja rùa" nữa
- Chú rùa đầu tiên đi vào lịch sử với chiếc mai được tạo ra từ máy in 3D
Những năm 1990, Ủy ban Bảo tồn Galápagos khởi động dự án Isabela, phát lệnh tổng tấn công 250.000 con dê trên Đảo Galápagos để cứu sống rùa cạn bản địa. Mọi câu chữ tại câu trên đều có thực: các nhà chức trách thảm sát một loài để cứu một loài khác đang gần bờ vực tuyệt chủng.
Ngài Charles Darwin đã gọi khu vực Đảo Galápagos là "một thế giới nhỏ gói gọn trong diện tích khu vực". Darwin đã không thể có những nghiên cứu thay đổi nhận thức nhân loại nếu như cụm Đảo Galapagos không tồn tại. Và cũng khó có thể tưởng tượng nơi đây sẽ ra sao nếu như loài rùa cạn Galápagos nổi tiếng, những sinh vật đã khiến cụm đảo tên là Galápagos (tên rùa được đặt dựa theo từ galápago, nghĩa là "rùa cạn" trong tiếng Tây Ban Nha), biến mất hoàn toàn chỉ vì mấy con dê.
Đặt chân lên đảo, đánh mắt nhìn về phía xa xăm, bạn có thể thấy những hòn đá tảng đang lầm lũi di chuyển. Đó chính là những cá thể rùa cạn Galápagos có thể nặng tới 417 kg, trung bình sống được tới hơn 100 tuổi. Sống lâu không có nghĩa là số lượng đông. Khoảng cuối thế kỷ 20, những con rùa khổng lồ bò tới sát bờ vực tuyệt chủng.
Có một loài khác khiến loài rùa cạn không thể trường tồn được. Đáng ngạc nhiên thay, lý do không phải loài người.
Cũng không thể đổ hết tội cho con dê được và con người cũng không thể trốn tránh hết trách nhiệm, khi chính những nhà thám hiểm, những thương lái, cướp biển các nơi đã mang dê tới cụm đảo Galápagos hồi thế kỷ 16 và 17. Số lượng dê ngày một tăng cao, đến khoảng những năm 1990, có khoảng 250.000 con dê dang tung tăng phá phách trên đảo.
Chúng gặm tất cả mọi thứ trong tầm với, phá hủy hệ sinh thái khu vực đảo. Loài rùa cạn cổ xưa nhưng già nua không thể chống lại thế lực trẻ trung của đàn dê lớn, chết dần vì thiếu ăn.
Tất cả những cá nhân có tiếng nói: những nhà bảo vệ môi trường, những chuyên gia sinh vật học ngành tiến hóa vẽ ra kế hoạch bảo tồn loài rùa quý. Cùng quẫn, họ nêu lên những cách thức không tưởng như thả sư tử lên đảo để chúng ăn bớt dê. Sau chốt, họ quyết định sử dụng biện pháp mạnh: Dự án Isabela được đặt lên bàn cân.
Sau nhiều năm cân nhắc, bàn bạc và tìm kiếm tiếng nói chung, Ủy ban Bảo tồn Galápagos (tiền thân là Tổ chức Charles Darwin) khởi động Dự án Isabela. Không máu lạnh như bạn tưởng đâu, người ta thảm sát động vật theo kế hoạch cả. Dê, lợn rừng và lừa là những loài bị đưa vào tầm ngắm.
Ban đầu là từng nhóm thợ săn đi quanh khu vực đảo để lùng những động vật thuộc danh sách phải triệt hạ. Sau này thấy kém hiệu quả quá, người ta mang tới cả máy bay trực thăng và thiện xạ từ đất nước New Zealand xa xôi đến đảo Galápagos để săn dê (và săn một số loài khác).
Có một thiện xạ thổ lộ quy trình đi săn thế này: một cái máy bay, một phi công và hai tay súng ngồi hai bên hông, lùa dê thành một cụm rồi xả súng. Nghe hơi ác, nhưng để cứu lấy đàn rùa đang ngày một ít dần đi, đó là sự độc ác cần có.
Ngay trong năm đầu, với sự hiệu quả của từng viên đạn nã xuống từ cái máy bay trực thăng, 90% số dê bị tiêu diệt. Thế nhưng vẫn còn tới hàng ngàn con dê trên đảo. Chúng bảo nhau đi trốn mỗi khi thấy tiếng trực thăng, lẩn khuất đâu đó trong những hốc núi không bóng người. Tại đó, thức ăn có vẻ đầy đủ, dê lại tiếp tục sinh sôi.
Họ bắt dê cái từ ngoài tự nhiên, gắn máy định vị GPS vào người chúng rồi thả ra đồng. Khi con dê đực dẫn bạn gái về đàn ra mắt, thợ săn sẽ theo dấu rồi tàn sát cả đàn dê, chừa lại con "điệp viên" quý giá. Con dê cái tiếp tục phục vụ mục đích cao cả cho đến lúc "nghỉ hưu". Nghỉ hưu theo kiểu gì thì không rõ.
Dự án Isabela đã sử dụng tổng cộng 900 con dê gián điệp trong suốt khoảng thời gian còn lại.
Dự án Isabela thành công mỹ mãn. Tới năm 2006, theo số liệu khảo sát của Ủy ban Bảo tồn Galápagos, các khu đảo lớn "không còn bóng những động vật có vú theo con người tới đảo – gồm dê, lợn và lừa".
Nhưng trớ trêu chưa! Chính loài rùa cạn Galápagos là con vật dẫn lỗi thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin, chính chúng lại là nạn nhân của chọn lọc từ nhiên khi bị những loài chiếm ưu thế khác đuổi khỏi mảnh đất chúng vốn sinh sống. Những con dê tới đảo, thích nghi với cuộc sống trên đảo và đã hất cẳng được loài rùa cổ. Suýt hất cẳng, may mà có sự can thiệp của con người.
Nhưng sự can thiệp đó đã đi ngược lại với quy luật tự nhiên. Ta đã dùng súng đạn để tiêu diệt toàn bộ một giống loài, để cho một giống loài quý giá hơn được sống. Ta mang cả trực thăng, súng máy tới đảo để tìm cách thiết lập lại trật tự tự nhiên.
Không biết cụ Charles Darwin sẽ nghĩ sao.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng