Chỉ hơn nửa năm trước, lãnh đạo Grab từng khẳng định công ty không nằm trong xu hướng sa thải nhân sự như các công ty công nghệ khác nhưng lại đang chuẩn bị sa thải hơn 1.000 nhân viên tại nhiều bộ phận khác nhau như kỹ thuật, tiếp thị và nhân sự.
- Grab tuyên bố sa thải 1.000 nhân viên, CEO thừa nhận ‘rất đau đớn’
- Xe điện VinFast sắp “debut” trong ngành xe ôm công nghệ, đấu với Grab, Gojek ra sao?
- Một trong hai đồng sáng lập Grab quyết định nghỉ việc
- Không phải GoJek hay Be, ứng dụng gọi xe được người Việt dùng nhiều chỉ sau Grab thuộc về một hãng taxi truyền thống
- "Vũ khí" giúp hãng xe điện Việt non trẻ được Grab, Baemin, Lazada chọn mặt gửi vàng: Chỉ mất 2 phút để có pin đầy
Vào giữa năm 2022, các đối thủ trong khu vực của Grab như Sea Group (công ty mẹ Shopee) và GoTo Group (công ty mẹ Gojek) đều đã trải qua nhiều đợt cắt giảm hàng ngàn nhân sự. Tuy nhiên, Tập đoàn Công nghệ Grab vẫn duy trì chính sách hạn chế sa thải và chỉ giảm tốc tuyển dụng, cũng như hợp lý hoá một số chức năng.
Vào tháng 9/2022, Alex Hungate - Giám đốc vận hành Grab tuyên bố, công ty không nằm trong xu hướng này. Vị lãnh đạo này cũng nhấn mạnh, công ty luôn thận trọng trong hoạt động tuyển dụng và chưa thấy bất cứ khó khăn nào để ngừng tuyển dụng hoặc giảm số lượng nhân viên.
Quan điểm không sa thải nhân viên được Tổng giám đốc kiêm nhà đồng sáng lập Grab Anthony Tan nhắc lại trong một bản ghi nhớ gửi nhân viên vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, trong bản ghi nhớ này, Grab nói rằng đang tạm dừng tuyển dụng những vị trí không quan trọng và tạm dừng tăng lương cho các vị trí quản lý cấp cao.
Vào tháng 6 năm nay, Grab ra thông báo cắt giảm hơn 1.000 nhân sự. Đây là một phần trong nỗ lực quản lý kinh phí và duy trì sức cạnh tranh của công ty. Cụ thể, trong thư gửi đến nhân viên được đăng tải trên trang web, Giám đốc điều hành Grab Anthony Tan khẳng định, việc tái cấu trúc là bước đi khó khăn nhưng cần thiết. Ông Tan cho rằng, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Chi phí vốn đã tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp tới bối cảnh cạnh tranh.
Giám đốc điều hành của Grab cũng nhấn mạnh, mục tiêu chính của quyết định này là tổ chức lại công ty một cách chiến lược, để có thể đi nhanh hơn, làm việc thông minh hơn, và tái cân bằng các nguồn lực trong danh mục đầu tư để phù hợp với những chiến lược lâu dài. Grab đang trên đà hòa vốn trong năm nay dù không cần sa thải nhân viên. Năm 2020, Grab đã cắt giảm 360 nhân viên, tức khoảng 5% lực lượng lao động toàn thời gian, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Ông Anthony Tan cũng khẳng định, công ty gọi xe và giao đồ ăn vẫn đang “đi đúng hướng” và bác bỏ thông tin kế hoạch sa thải nhân viên là để nhanh chóng đạt được lợi nhuận. Vị lãnh đạo này cho rằng, dù điều chỉnh lực lượng lao động hay không, công ty vẫn trên con đường đạt mức hòa vốn hệ số EBITDA đã điều chỉnh trong năm nay.
Lợi nhuận EBITDA đã điều chỉnh của Grab đã cải thiện 5 quý liên tiếp. Tuy nhiên, tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong quý đầu tiên của năm nay bắt đầu có dấu hiệu đình trệ, buộc công ty phải tìm cách tăng GMV nếu muốn đạt mục tiêu hòa vốn.
“Để tận dụng những cơ hội này hiệu quả nhất, chúng tôi phải kết hợp yếu tố quy mô với khả năng triển khai nhanh chóng, tiết kiệm chi phí để có thể cung cấp dịch vụ có giá cả phải chăng hơn và thâm nhập sâu hơn vào đại chúng một cách bền vững” - ông Anthony Tan khẳng định trong thông điệp gửi đến nhân viên Grab.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng