Cứ tiếp tục phát thải khí nhà kính như hiện tại, thì chẳng mấy chốc mà ngôi nhà của chúng ta sẽ chìm xuống dưới đáy đại dương
Nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết toàn bộ số năng lượng hóa thạch trên trái đất, khi được sử dụng hết, sẽ tạo ra lượng phát thải đủ để làm tan chảy gần hết Nam Cực. Và nếu điều này thực sự xảy ra, nước biển sẽ dâng cao khoảng 30 mét, dẫn đến việc nhấn chìm nhiều thành phố lớn và hàng tỉ người dân sinh sống tại đó.
“Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận ra rằng, nếu không muốn làm Nam Cực tan chảy thì chúng ta cần phải tránh việc sử dụng năng lượng hóa thạch và phát thải CO2 quá mức như hiện nay” – Ông Ken Caldeira, hiện đang làm tại viện nghiên cứu khí hậu toàn cầu cho biết. “Việc sử dụng than, dầu cũng như đốt khí ga gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến những tảng băng ở Nam Cực”.
Mặc dù hiện tại băng ở Nam Cực đã bắt đầu tan chảy, nhưng tình trạng tại đây sẽ còn liên tục thay đổi dưới tác động của nhiều yếu tố, trong số đó có việc trái đất ấm lên bởi khí nhà kính, hay tuyết rơi để bù lại lượng băng đã mất.
Quan hệ giữa phần năng lượng hóa thạch còn sót lại với độ dày của băng ở Nam Cực
“Nói là đá đặt trong phòng ấm sẽ tan thì dễ, nhưng nói chính xác nó tan trong bao lâu thì lại là một vấn đề khác hẳn”, bà Ricarda Winkelmann chia sẻ, trong lúc giải thích những yếu tố mà nhóm nghiên cứu cần lưu tâm khi tính toán.
Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu biến đổi của những tảng băng trong 10.000 năm tới, bởi lẽ CO2 tồn tại trong khí quyển hàng triệu năm sau khi được phát thải. Họ phát hiện ra rằng, nếu như phát thải khí nhà kính với tốc độ như hiện tại, thì chỉ mất khoảng 60 đến 80 năm nữa là khối băng phía Tây Nam Cực sẽ trở nên bất ổn. Mà lượng phát thải hiện tại mới chỉ chiếm khoảng 6% trong số 10.000 tỉ tấn cacbon có thể bị phát thải ra nếu chúng ta đốt hết sạch năng lượng hóa thạch trên trái đất.
“Mảng băng phía Tây Nam Cực đã bắt đầu rơi vào tình trạng tan chảy không kiểm soát được, bất kể con người có can thiệp thêm vào nữa hay không. Và nếu chúng ta muốn để lại cho con cháu những thành phố như Tokyo, Hồng Kông, Thượng Hải, Calcutta hay New York, chúng ta cần phải hành động ngay để tránh cho khu vực Đông Nam Cực xuất hiện tình trạng tương tự”.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, nếu tình trạng ấm lên toàn cầu không quá mức 2 độ C, việc băng tan ở Nam Cực chỉ khiến biển dâng cao một vài mét, và vẫn còn có thể kiểm soát được. Nhưng nếu quá mức đó thì, không biết chuyện gì sẽ xảy ra với các thành phố gần biển của chúng ta nữa.
Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra hậu quả trực tiếp tới băng ở Nam Cực do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch một cách vô tội vạ. Nghiên cứu không dự đoán tốc độ băng tan chảy trong thế kỷ này, mà chỉ ra tốc độ nước biển dâng sẽ rơi vào khoảng 3 cm một năm trong khoảng 1000 năm tới. Và chỉ một đến hai thiên niên kỷ nữa thôi, mực nước biển sẽ dâng cao hơn 60 mét so với thời điểm hiện tại.
Ông Caldera nói thêm: “Nếu chúng ta không dừng ngay việc phát thải khí CO2 ra bầu khí quyển, thì chỉ ít lâu nữa thôi, những vùng đất là nhà cho hàng tỉ người sẽ chìm dưới đáy đại dương”.
Tham khảo carnegiescience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng