Lời giải mới cho câu hỏi: "Điện thoại có nghe lén người dùng không" - Sự thật hóa ra còn tệ hơn nhiều
Điện thoại không nghe lén người dùng, nhưng điều tệ hơn là chúng ta bị theo dõi bởi rất nhiều thứ khác.
- Ứng dụng nổi tiếng VLC bổ sung tính năng tạo phụ đề bằng AI: Hoạt động hoàn toàn không cần Internet
- Nhà báo đoạt giải Nobel: Meta đang thúc đẩy một thế giới không có sự thật
- Đây là router siêu mạnh mẽ nhưng không cậu bé nào muốn phụ huynh trang bị trong nhà
- Ngắm nhìn Lenovo Yoga Slim 9i - Chiếc laptop đầu tiên trên Thế giới với camera 'ẩn' dưới màn hình
- Kiểm chứng camera OPPO Reno13 series: Chụp đẹp, zoom xa chưa đủ, chỉnh ảnh bằng AI mới là cái hay nhất
Hầu hết chúng ta đều bị ám ảnh về việc điện thoại đang bị nghe lén.
Có thể bạn từng nói chuyện với người vợ/chồng của mình trong bữa tối về việc mua đôi giày mới cho con, và ngày hôm sau bạn thấy một quảng cáo trực tuyến về giày bất ngờ xuất hiện. Vậy rõ ràng là điện thoại nghe lén để hiển thị quảng cáo đó còn gì?
Tuần trước, công chúng lại có thêm nhiên liệu để thổi bùng nỗi sợ hãi đó khi Apple đồng ý đền bù 95 triệu USD trong vụ kiện kéo dài năm năm, cáo buộc trợ lý ảo Siri trên iPhone ghi lại trái phép cuộc trò chuyện của người dùng để hiển thị các quảng cáo liên quan.
Một nguyên đơn cho biết Siri đã hiển thị quảng cáo về một phương pháp điều trị phẫu thuật cụ thể ngay sau khi họ vừa mới thảo luận với bác sĩ.
Vào thời điểm 2019, Apple đã cử nhiều nhà thầu bên thứ ba thu thập dữ liệu trên thiết bị, bao gồm cả dữ liệu vô tình thu được — mặc dù họ tuyên bố rằng việc này chỉ nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng thay vì bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo.
Công ty đã nhanh chóng dừng hành vi nói trên trước khi tranh cãi nổ ra nhưng sau đó vẫn không thoát khỏi vụ kiện. Xét cho cùng, đây không phải lần đầu tiên một công ty công nghệ bị cáo buộc nghe lén người dùng. Ngay cả trợ lý giọng nói của Google cũng bị kiện theo cách tương tự.
Nhưng theo các chuyên gia, giả thuyết cho rằng các thiết bị của chúng ta đang nghe lén cuộc trò chuyện để phục vụ quảng cáo có lẽ không đúng. Nhưng sự thật thậm chí còn tệ hơn.
Sự thật ở đây là có rất nhiều thứ ngoài micro đang ghi lại dữ liệu của chúng ta: Trợ lý giọng nói, chatbot AI, xe ô tô và nhiều trang web lẫn ứng dụng khác ghi lại hoạt động, vị trí, giọng nói và video của bạn từ bên trong chính căn nhà — đôi khi không có sự đồng ý thực sự của người dùng — và sử dụng thông tin đó cho mục đích quảng cáo hoặc các mục đích khác mà bạn không mong đợi.
Thực ra điện thoại của bạn không hề nghe lén
Trong nhiều năm, giáo sư David Choffnes của Đại học Northeastern đã phân tích tần suất các ứng dụng điện thoại và trợ lý giọng nói thu lại âm thanh mà chúng ta không hề hay biết, đồng thời tìm xem liệu các bản ghi âm từ micrô có được sử dụng để phục vụ quảng cáo hay không.
Thật khó để chứng minh chính xác điều gì đang xảy ra, nhưng ông cho biết các công ty thu thập rất nhiều thông tin và không cần phải nghe lén để biết mọi thứ về bạn.
"Họ có thể hiểu rõ bản thân mỗi chúng ta một cách sâu sắc chứ không đơn thuần chỉ nghe lén", Choffnes nêu quan điểm với Washington Post.
Trong ví dụ nói trên, dù bạn không lên mạng tìm đôi giày mới cho con mình nhưng rất có thể chính người vợ/chồng của bạn đã tìm kiếm thứ đó qua mạng WiFi chung của căn nhà. Sau đó, nó sẽ hiện quảng cáo trên điện thoại của bạn.
Một khả năng khác là các ứng dụng điện thoại đã ghi lại thời gian bạn ở trong hoặc gần một cửa hàng giày. Các nhà quảng cáo cũng có thể mua thông tin về độ tuổi của trẻ em trong gia đình bạn. Tất cả dữ liệu đó đều được sử dụng để hiển thị quảng cáo về giày dành cho trẻ em.
Còn nếu bạn vẫn quả quyết rằng micrô trên điện thoại chính là thứ nghe lén và hiển thị quảng cáo thì thông tin này sẽ hữu ích: Các chuyên gia kỹ thuật cho biết nếu điện thoại liên tục nghe lén như vậy, pin điện thoại sẽ vô cùng nhanh hết và các công ty cũng sẽ tốn quá nhiều tiền để theo dõi cả tỷ người dùng 24/7.
Nhưng các công ty cũng không oan
Các công ty hầu như không bao giờ công khai về cách thức hoạt động của quảng cáo kỹ thuật số, cách họ sử dụng thông tin thu thập được về bạn hay cách mà các hệ thống theo dõi kích hoạt.
Trong vụ kiện gây xôn xao của Apple, vấn đề nằm ở chỗ, trợ lý giọng nói Siri tự động bật và ghi âm mà không cần người dùng ra lệnh. Apple thừa nhận họ có xem xét một phần nhỏ các đoạn âm thanh từ tương tác của người dùng với Siri để kiểm tra độ chính xác về công nghệ của mình.
Theo giáo sư David Choffnes, các bản ghi âm nhỏ này thường chỉ là một vài giây âm thanh. Tuy nhiên, thật khó chịu khi nghĩ đến việc âm thanh của bạn bị ghi lại dù là ngắn đến đâu, đặc biệt là khi trợ lý giọng nói vô tình bật lên. Chẳng ai biết đoạn âm thanh đó ghi lại những điều nhạy cảm gì và mang đến những hậu quả khôn lường thế nào.
Đó là lý do mà nhiều người luôn ám ảnh về việc thiết bị của mình bị nghe lén. Chính hành vi không quang minh chính đại của các công ty đã khiến chúng ta mất lòng tin.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Liệt kê những điểm bất thường trong livestream chơi game của Elon Musk khiến cộng đồng đặt nghi vấn “cày thuê”
Một màn trình diễn làm danh tiếng "game thủ" của Elon Musk bị lung lay dữ dội.
Nguy cơ đột quỵ trong tương lai có thể được hiển thị bên trong mắt của bạn