Chính phủ Nga yêu cầu các công ty phải lưu trữ thông tin cá nhân của người dân tại máy chủ đặt tại nước này.
Vào năm 2014, Điện Kremlin đã cảnh cáo ngăn chặn toàn bộ các công ty lưu trữ thông tin của công dân Nga trên các máy chủ không đặt tại đất nước này. Trong ngày hôm nay, LinkedIn đã trở thành công ty đầu tiên hứng chịu điều đó, phía tòa án Nga đã ra lệnh không cho phép LinkedIn hoạt động tại đất nước này nữa.
Điện Kremlin.
CƠ quan truyền thông và giám sát của Nga, Roskomnadzor, đã điều tra khoảng 1500 công ty trong nước và nước ngoài kể từ khi điều lệnh trên được ban hành. Điện Kremlin cho rằng nó sẽ giúp bảo vệ thông tin cá nhân và quyền lợi của người dân. Trong hiệp định ban hành vào năm 2014 còn bao gồm án tù cho những tư tưởng cực đoan trên mạng, và chính phủ cũng có quyền yêu cầu các công ty viễn thông cung cấp thông tin khi cần thiết mà không cần phải có lệnh từ tòa án.
Sự việc trên đã dấy lên hồi chuông cảnh báo cho các công ty mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter và Google. Liệu họ có chấp nhận các điều luật hà khắc mâu thuẫn với triết lý thương hiệu của mình? Hay họ sẽ chấp nhận mất một lượng lớn người dùng? Được biết, Twitter và Facebook đã nhiều lần từ chối tiết lộ thông tin người dùng cho phía chính phủ Nga.
LinkedIn cho biết họ sẵn lòng bàn chuyện với Roskomnadzor để tìm ra giải pháp chung cho cả đôi bên. Nếu mọi việc không diễn ra thuận lợi, nó sẽ bị chặn hoàn toàn vào cuối tuần sau, theo đại diện Roskomnadzor cho biết. Hiện LinkedIn có khoảng vài triệu người dùng tại nước Nga.
Tham khảo QZ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?