Lightning Network được coi là tương lai của Bitcoin, nhưng giao dịch các khoản tiền lớn chỉ có tỷ lệ thành công 1%
Các giao dịch Bitcoin có giá trị trên 490 USD chỉ có tỷ lệ thành công là 1%.
Lightning Network là công nghệ được giới tiền mã hóa vô cùng khen ngợi và ca tụng, được coi là biện pháp để giải quyết các rắc rối khi giao dịch Bitcoin. Nhờ có Lightning Network, các giao dịch Bitcoin được thực hiện gần như ngay lập tức và có chi phí vô cùng thấp.
Tuy nhiên theo thử nghiệm mới đây, Lightning Network chỉ có thể đảm bảo tỷ lệ thành công 100% khi thực hiện các giao dịch dưới 3 cent 0,3 USD. Tỷ lệ thành công càng giảm khi số tiền giao dịch càng lớn. Với 50 USD, tỷ lệ thành công chỉ còn 50%. Và với 490 USD, tỷ lệ thành công khi giao dịch chỉ còn 1%.
Báo cáo được công bố bởi công ty nghiên cứu tiền mã hóa Diar, lấy dữ liệu từ một nhà nghiên cứu có biệt danh YeOldDoc. Anh này đã sử dụng công cụ lnmainnet.gaben.win để vẽ xác suất định tuyến thành công của một giao dịch giữa các nút ngẫu nhiên trên mạng Lightning Network.
Sự thật là đã có rất nhiều công ty và nhà phát triển ứng dụng mạng Lightning Network vào dịch vụ thanh toán trực tuyến của mình. Tuy nhiên đó chỉ là các khoản thanh toán dưới một vài USD (thanh toán bằng Bitcoin). Việc thanh toán và giao dịch lượng Bitcoin lớn vẫn được thực hiện bằng mạng blockchain truyền thống.
Tính đến hết tháng 4, tổng dung lượng mạng Lightning Network đã vượt ngưỡng 150.000 USD, với hơn 2.000 node đang hoạt động và 6.600 kênh. Số lượng các node và kênh Lightning Network đã tăng đáng kể, tuy nhiên tổng giá trị các giao dịch lại không thực sự lớn.
Vì sao giao dịch mạng Lightning Network có tỷ lệ thành công cực kỳ thấp?
Lightning Network giống như một mạng lưới thứ hai, phía sau blockchain của Bitcoin. Mạng lưới này cũng được tạo ra bởi các node và các kênh kết nối giữa các node. Khi một giao dịch Bitcoin được thực hiện giữa hai người thông qua Lightning Network, tiền sẽ được chuyển vào một ví trung gian.
Khi có được sự xác nhận của cả hai bên, người nhận có thể sử dụng số tiền trong ví trung gian này theo ý muốn. Khi đó, giao dịch cũng sẽ được chuyển và xác nhận trên blockchain. Về cơ bản, người nhận có thể thấy tiền đã chuyển vào ví ngay tức khắc, mà không cần phải chờ xác nhận rất mất thời gian từ blockchain.
Để thực hiện giao dịch, người A và người B phải được kết nối qua một kênh. Nhưng cũng có thể sử dụng một kênh trung gian thông qua người C, để không cần tạo ra kênh mới. Các kênh trung gian này có thể nhiều hơn 1, ví dụ như D - E - F, miễn là các kênh đã có sẵn.
Từ đó, Lightning Network có một nhược điểm vô cùng lớn. Đó là tất cả mọi người tham gia vào giao dịch này đều phải trực tuyến. Ví dụ như trong trường hợp trên, bên cạnh A và B thì ngay cả C hoặc D, E, F cũng phải trực tuyến để xác nhận giao dịch.
Việc giao dịch các khoản tiền lớn cũng yêu cầu các kênh lớn hơn. Điều đó các khiến cho giao dịch khó thực hiện giữa những người dùng bình thường.
Lightning Network vẫn chỉ thích hợp với việc giao dịch vi mô, với các khoản tiền có giá trị dưới 1 USD. Bài toán để thực hiện các giao dịch lớn vẫn chưa có lời giải. Tuy nhiên rất may là Bitcoin hiện không còn là một cơn sốt như hồi cuối năm 2017, nhờ đó mà hiện tại các giao dịch Bitcoin được thực hiện nhanh và có chi phí khá thấp.
Tham khảo: thenextweb
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon