Ngày 27/3/2015, LG Electronics Việt Nam đã chính thức khai trương tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử tại Hải Phòng với tổng dự án đầu tư là 1,5 tỷ USD.
Mới đây, công ty LG Electronics (LG) chính thức khai trương tổ hợp công nghệ LG – Hải Phòng tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, Tp.Hải Phòng.
Đây là tổ hợp nhà máy có quy mô lớn nhất trong khu vực của LG với diện tích 800.000 m2, tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao như TV, điện thoại di động, máy giặt, điều hòa, máy hút bụi, các thiết bị kỹ thuật số cho ô tô, phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển của LG trên toàn cầu.
Buổi lễ đã vinh dự được tiếp đón chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Dae-Joo Jun, chủ tịch tập đoàn LG, ông Bon-moo Koo và phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành, ông Bon–joon Koo cùng hơn 400 vị khách quý và hàng ngàn nhân viên của nhà máy mới.
Ông Bon-joon Koo, phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn LG khẳng định: “Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu 20 năm phát triển vững mạnh của LG tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình vì thành công của sự hợp tác đầu tư này. Nhà máy mới của LG tại Hải Phòng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược sản xuất toàn cầu của LG.”
Tổ hợp công nghệ LG – Hải Phòng với cơ sở vật chất hiện đại được xây dựng dựa trên gói đầu tư 1,5 tỷ USD của LG và những nhà cung cấp chính của LG trong thời gian 15 năm. Với việc hợp nhất 2 nhà máy hiện nay tại Việt Nam thành tổ hợp công nghệ LG Hải Phòng, LG sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng sản xuất một cách mạnh mẽ trong thập kỷ tiếp theo.
Lí do LG lựa chọn Hải Phòng trở thành điểm đầu tư chủ lực là nhờ vị trí chiến lược bậc nhất tại khu vực phía Bắc Việt Nam, giao thông vận tải đến khác thị trường khác trên khắp cả nước cũng thuận tiện và nhanh chóng. Bên cạnh đó, thị trường lao động Việt Nam còn cung cấp nhân công có trình độ và tay nghề cao, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện tích cực cho các hoạt động đầu tư và phát triển của LG.
LG sẽ đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình phát triển và hiện đại hóa ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm sản xuất tại nhà máy dự kiến đạt 50% trong giai đoạn I đầu tư và phát triển.
Đây cũng là dự án lớn đóng góp vào quá trình đổi mới cơ cấu phát triển và mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố Hải Phòng. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng hàng chục ngàn lao động trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
Tổ hợp công nghệ LG đi vào hoạt động cũng sẽ là cơ hội tốt và thuận lợi cho các nhà máy sản xuất phụ trợ của Việt Nam hợp tác, phát triển. LG sẽ tư vấn, chuyển giao cho các nhà máy sản xuất phụ trợ các quy trình quản lý sản xuất hiện đại, nhằm đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguyên phụ liệu, thiết bị phụ trợ cho nhà máy của LG.
Bên cạnh đó, dự án này sẽ là tiền đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng từ các công ty vệ tinh của LG trên toàn cầu để sản xuất và cung cấp các linh kiện và thiết bị phụ trợ cho tổ hợp công nghệ lớn này.
>> Lộ hình ảnh thực tế có thể là của LG G4 với vỏ kim loại và bút stylus
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon