Lập trình viên có cần phải tôn trọng lẫn nhau không, câu hỏi tưởng chừng là đơn giản mà phải khiến giới công nghệ Mỹ đau đầu tranh cãi

    KON,  

    Giới lập trình viên tại nước này đã tràn ngập đàn ông da trắng và đàn ông châu Á, và có nhiều trường hợp nhóm người này đã cư xử không đúng mực khi những người thuộc nhóm thiểu số gia nhập làng công nghệ trong thời gian gần đây.

    Vào tuần trước, một kĩ sư phần mềm cho một dự án nguồn mở đã tự mình bỏ việc bằng cách lập hẳn một trang web để tuyên bố nghỉ việc. Sự việc này đã gây tranh cãi trong giới công nghệ.

    Các lập trình viên đang tranh luận về việc họ có cần phải đồng ý với một quy tắc ứng xử cộng đồng, đòi hỏi họ phải tôn trọng nhau hay không.

    Cuộc tranh luận này đã bắt đầu vào hôm thứ tư, khi một nhà phát triển mang tên Rafael Avila de Espidola từ bỏ dự án LLVM Compiler Infrastructure mà anh đã đóng góp nhiều công lao trong vòng hơn một thập kỉ qua.

    Avila đã chỉ ra nhiều sự thất vọng của ông với nhóm này, nhưng cũng nói rằng ông nghỉ việc vì công việc đang đòi hỏi ông phải đồng ý với một quy tắc ứng xử cộng đồng khi tham dự hội nghị của công ty.

    Quy tắc ứng xử đó đơn giản chỉ nói rằng nhóm này chào đón tất cả mọi người từ mọi tầng lớp xã hội và hi vọng các thành viên hãy cư xử lịch sự.

    Lập trình viên có cần phải tôn trọng lẫn nhau không, câu hỏi tưởng chừng là đơn giản mà phải khiến giới công nghệ Mỹ đau đầu tranh cãi - Ảnh 1.

    Avila cũng cho biết ông đã không vui khi mà dự án này chấp nhận thuê một thực tập sinh từ một nhóm với tên gọi Outreachy. Nhóm này trao các cơ hội thực tập trả lương cho phụ nữ, những người thuộc nhóm LGBTQ, người Mỹ gốc Phi, người Tây Ban Nha hoặc La tinh, và những nguwofi có tổ tiên là người Mỹ bản địa.

    Hay nói tóm gọn lại, cơ hội thực tập này là dành cho những người thuộc nhóm giới tính và sắc tộc thiểu số trong thế giới lập trình/ nguồn mở. Theo các báo cáo, đàn ông da trắng và đàn ông châu Á là hai nhóm người xuất hiện nhiều nhất trong ngành công nghệ.

    Avila đã giải thích hành động của mình trong thư:

    "Tôi không thể chấp nhận cái cách mà phong trào bất công xã hội đang lan toả trong cộng đồng. Khi tôi gia nhập LLVM, không ai hỏi han, quan tâm gì về tôn giáo hay quan điểm chính trị của tôi. Chúng tôi đều chỉ quan tâm đến việc viết ra được những framework tốt.

    Gần đây, một quy tắc ứng xử đã được thông qua. Nó nói rằng cộng đồng đang cố gắng chào đón mọi người từ mọi "quan điểm chính trị." Ngoại trừ những người có quan điểm chính trị mà không đồng ý với quy tắc cư xử này. Nếu muốn tham dự hội thảo tôi cần phải đồng ý với những quy tắc này, vì thế, từ nay tôi sẽ không thể tham dự được nữa.

    Giọt nước tràn ly là khi LLVM làm thân với một tổ chức mà công khai phân biệt đối xử dựa trên giới tính và nguồn gốc tổ tiên... Điều này đi ngược lại với những quan điểm đạo đức của tôi, và tôi nghĩ rằng tôi cần phải rời bỏ dự án để không phải liên quan tới điều này."

    Mặc dù LLVM hi vọng là sẽ tuyển được một thực tập sinh từ Outreachy, họ đã không thuê ai cả. Họ mới chỉ nói chuyện với các nhóm nộp đơn thực tập.

    LLVM là một dự án nổi tiếng và phổ biến:

    Sự việc này đã thu hút sự chú ý trong cộng đồng nhà phát triển vì LLVM là một dự án cao cấp được khởi xướng bởi một kĩ sư phần mềm có tên tuổi, Chris Lattner, khi ông còn là sinh viên cao học tại đại học Illinois Urbana-Champaign.

    Lập trình viên có cần phải tôn trọng lẫn nhau không, câu hỏi tưởng chừng là đơn giản mà phải khiến giới công nghệ Mỹ đau đầu tranh cãi - Ảnh 2.

    Lattner sau đó đã đầu quân cho Apple. Trong 12 năm làm việc tại đó,ông đã đóng góp công sức trong việc tạo ra ngôn ngữ lập trình Swift, và thành tựu này đã biến ông thành một huyền thoại.

    Sau đó, ông đã rời bỏ Apple để làm việc cho dự án xe tự lái của Tesla, và đã rời bỏ vị trí sau 6 tháng để gia nhập Google Cloud. Ông và đội ngũ của ông mới đây đã phát hành Swift cho TensorFlow, một sự kết hợp giữa ngôn ngữ lập trình của Apple và công cụ học máy của Google. Từ đó đến nay, nó đã trở nên cực kì phổ biến.

    Lattner vẫn còn tham gia nhiều vào cộng đồng LLVM, bởi vì ông là chồng của chủ tịch của LLVM Foundation, bà Tanya Lattner, một cựu kĩ sư của Apple, người mà đã phát triển LLVM từ khi còn là sinh viên cao học, và là một động lực thúc đẩy sự thành công của dự án.

    Bà Lattner đã từ chối bình luận, nhưng đã tweet như sau: "Khi tôi tổ chức một hội thảo cho 500 người, sẽ là ngây thơ nếu nghĩ rằng không cần phải có hướng dẫn cho người tham dự. Để đảm bảo an toàn và an ninh cho những người tham dự, điều này rất quan trọng."

    Lập trình viên có cần phải tôn trọng lẫn nhau không, câu hỏi tưởng chừng là đơn giản mà phải khiến giới công nghệ Mỹ đau đầu tranh cãi - Ảnh 3.

    Chris sau đó cũng tweet: "Tôi rất buồn khi đánh mất Rafael từ dự án LLVM, nhưng về lâu về dài, chúng tôi cần phải duy trì một cộng đồng cởi mở. Tôi hoan nghênh Rafael vì đã tuân thủ những nguyên tắc cá nhân của mình, điều này chắc hẳn là một quyết định khó khăn."

    Vụ việc trở nên phức tạp hơn

    Việc Avila nghỉ việc đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên Twitter, Hacker News, Reddit, và các kênh thông tin khác trong giới lập trình về cái mà họ gọi là "chiến binh công lỹ xã hội." Thuật ngữ này ám chỉ những người tin vào các quan điểm đổi mới, sẵn sàng áp đặt quan điểm của họ cho người khác và sẽ loại bỏ những người mà không đồng tình.

    Nhiều người cũng đã công khai gọi Avila là một người bảo thủ, thù ghét, thậm chí lên án Chris Lattner vì những tuyên bố tích cực xoay quanh việc Avila nghỉ việc.

    Lattner sau đó đã phải hồi âm với tweet: "Điều này thật lố bịch. Rafael là một người tốt, có quy củ, người mà đã có những quan điểm khác biệt về cách đạt được sự công bằng và bình đẳng. Như tôi đã biết, ông ấy không ủng hộ việc cố chấp hay bất cứ điều gì mà có thể tổn hại người khác."

    Lập trình viên có cần phải tôn trọng lẫn nhau không, câu hỏi tưởng chừng là đơn giản mà phải khiến giới công nghệ Mỹ đau đầu tranh cãi - Ảnh 4.

    Những hành vi vô phép, hung hãn trong cộng đồng

    Cộng đồng nguồn mở và các cuộc hội thảo ngày càng muốn áp dụng những quy tắc cư xử cộng đồng, và họ hoàn toàn có lí do chính đáng. Cộng đồng này đang ngày càng có nhiều những hành vi hung hãn, thô lỗ và đáng sợ.

    Vào năm 2013, Linus Torvalds, nhà sáng lập Linux đã bị chỉ trích vì những lời lẽ thô thục trong email của Linux, và điều này đã làm một cái gương xấu cho thế giới mã nguồn mở.

    Lập trình viên có cần phải tôn trọng lẫn nhau không, câu hỏi tưởng chừng là đơn giản mà phải khiến giới công nghệ Mỹ đau đầu tranh cãi - Ảnh 5.

    Sau đó, ông và cộng đồng Linux đã phải "chữa cháy" trong năm 2015, nói với các thành viên rằng mặc dù công trình của họ sẽ bị chỉ trích, nhưng họ cũng nên đối xử tốt với nhau, và nên báo cáo các hành vi xấu nếu gặp phải.

    Linux sau đó cũng phải áp dụng một quy tắc ứng xử chính thức cho các sự kiện. Quy tắc này tuyên bố ràng hành vi quấy rối là không chấp nhận được.

    Tuy nhiên, vào năm ngoái, Github đã khảo sát hơn 5000 nhà phát triển, và phát hiên ra rằng "18% người trả lời đã phải tự mình trải nghiệm tương tác tiêu cực với những người dùng khác trong thế giới nguồn mở, và có đến 50% người đã chứng kiến hành vi này trong cộng đồng." Những hành vi này bao gồm thái độ thô lỗ, sử dụng tên gọi thô tục với nhau, v.v... Hơn 40% người nói rằng họ đã phải trải qua những xung đột trong cộng đồng.

    Phụ nữ cũng thường phải nghe những ngôn từ mà khiến họ cảm thấy không được chào đón trong cộng đồng, theo khảo sát. Và cũng không ngạc nhiên là phụ nữ rất hiếm trong cộng đồng mã nguồn mở: họ chỉ chiếm 3% số người trả lời khảo sát.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày