Bất chấp nỗ lực của Apple, những bất cập trong việc sử dụng lao động vẫn diễn ra tại các nhà máy sản xuất iPhone, iPad và Mac.
Trong báo cáo thường niên về trách nhiệm của các nhà cung ứng, táo khuyết cho biết họ đang nỗ lực ra soát nhằm bồi hoàn cho những người lao động không được trả lương và giải quyết tình trạng lạm dụng lao động. Tuy nhiên, việc xác định chính xác quy mô hay số lượng lao động của các chuỗi cung ứng cộng với nhu cầu tuyển lao động thời vụ đang tạo ra trở ngại cho mục tiêu trên.
Lấy ví dụ, mặc dù bản báo gần đây nhất của Apple ghi nhận công ty này đã rà soát tình trạng làm việc của hơn 1,6 triệu công nhân nhưng vẫn còn hàng trăm nghìn người khác chưa được xét đến.
Biểu đồ dưới đây thể hiện sự dao động trong số lượng các đơn vị cung ứng sử dụng lao động vị thành niên hoặc lao động bị ràng buộc. "Lao động bị ràng buộc" là khái niệm tương đối xa lạ ở phương Tây, được Liên hợp quốc xem như một dạng thức nô lệ. Các công nhân nhập cư nước ngoài bị yêu cầu phải trả những khoản "phí tuyển dụng" để có công việc ổn định, điều đó có nghĩa họ sẽ mắc nợ các nhà cung ứng thậm chí trước khi bắt đầu làm việc. Thông thường hộ chiếu của các công nhân này sẽ bị tịch thu để đảm bảo họ "ngoan ngoãn" tuân thủ.
Bản báo cáo được nhắc tới ở trên cho biết trong năm 2014, Apple đã "giải quyết ổn thỏa" 16 trường hợp sử dụng lao động vị thành niên tại 6 đơn vị (chiếm 0,001% số lượng lao động đã được rà soát). (Các nhà cung ứng vừa phải trả tiền học vừa phải thanh toán tiền lương cho các thiếu niên này, đồng thời một lần nữa cung cấp việc làm cho họ khi đủ tuổi).
Đối với lao động bị ràng buộc, Apple đã buộc các nhà cung ứng bồi hoàn trực tiếp tổng số tiền 3,96 triệu USD trong năm 2014 cho hơn 4.500 công nhân nước ngoài. Sự minh bạch trong những con số trên đồng nghĩa với việc chừng ấy trường hợp được giải quyết. Tuy nhiên, nhìn nhận trên phương diện khác, đã có ít nhất 4.500 người đã làm việc như những "nô lệ" trong năm qua để sản xuất các thiết bị mà nhiều người trong chúng ta mua chúng.
Nếu năm 2009, Apple kiểm tra 83 cơ sở, thì số đơn vị phải rà soát trong năm 2014 lên tới 633! Jeff William - phó chủ tịch điều hành cấp cao Apple cho biết những khó khăn họ gặp phải trong quá trình giải quyết vấn đề đến từ việc công ty vừa không ngừng mở rộng số lượng đơn vị cung ứng lại vừa giám sát kĩ lưỡng hơn chuỗi cung ứng này.
Người ta không thể phủ nhận những nỗ lực cụ thể của Apple chẳng hạn như giảm thiểu tình trạng các nhà máy bắt công nhân làm việc nhiều hơn 60 giờ một tuần (từ 62% số cơ sở vượt quá giới hạn trên trong vài năm trước xuống còn 7% ở hiện tại). Trong năm vừa qua, táo khuyết cũng ra quyết định nghiêm cấm tuyển dụng lao động theo hình thức "ràng buộc". Cho tới nay, họ đã chấm dứt quan hệ với 18 đơn vị vi phạm.
Tuy nhiên, những động thái trên của Apple vẫn bị nhiều người đánh giá là cục bộ, tạm thời. Doanh số bán ra của iPhone tiếp tục tăng, nhu cầu smartphone toàn cầu cũng không ngừng mở rộng. Apple vẫn còn cần một số lượng lớn lao động làm việc tại các đơn vị cung ứng (ít nhất đến khi công nghệ lắp ráp bằng robot được áp dụng) đồng nghĩa tình trạng lạm dụng lao động sẽ còn tiếp diễn, càng rà soát sâu, họ lại càng phát hiện ra nhiều sai phạm.
Theo The Verge
>> "Apple đối xử với công nhân như nô lệ"
>> Thêm một đối tác của Apple bị cáo buộc bóc lột người lao động
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng