Là con người chứ không phải một cỗ máy, tôi sẽ nói "KHÔNG" khi cần

    Long.J,  

    Hãy thành thật với chính bản thân mình đi, có phải bạn đã và đang khổ sở nhiều lần vì nói "có" với tất cả mọi thứ? Đã đến lúc học cách nói "không" để bảo vệ những giá trị của bản thân rồi đấy.

    Rõ ràng, bạn là con người và không thể luôn nói "có" với mọi lời đề nghị. Là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, doanh nhân...hay bất cứ nghề nghiệp nào đi chăng nữa, luôn nói "có" là một điều gì đó rất dại dột.

    Tại sao nên nói không?

    Có vô số những yêu cầu, những công việc khiến cho bạn bị ngốn sạch thời gian cũng như làm tăng sự căng thẳng cho bạn. Trong cuộc sống nói chung cũng như trong công việc nói riêng, làm bản thân bị căng thẳng là điều rất dễ dàng nếu như bạn không biết cách nói “không” đúng lúc. Đây không phải là một điều cần khuyến khích nhưng trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy mình đúng hơn khi nói từ này.

    Vì vậy, bạn cần phải biết cách nói “không” trong một số tình huống, dù đó là một trong những bài học khó nhất phải học trong đối nhân xử thế và kinh doanh.

    1. Nói không với những kẻ thích gây áp lực không chính đáng

    Khi có một người mang lại cho bạn căng thẳng và rắc rối nhiều hơn lợi ích, hay thật sự không đáng để mất thời gian, tốt hơn là nên hạn chế những "giao kèo" của bạn với họ và thậm chí không tiếp tục mối quan hệ nữa.

    Vẫn giữ kênh đối thoại cởi mở, tuy nhiên cần đặt ra những giới hạn, điều gì có thể và không thể chấp nhận và mạnh tay đưa "chính sách" của bản thân ra cho họ xem.

    Bằng cách này, bạn sẽ làm mạnh hơn mối quan hệ chứ không phải làm hỏng nó. Hoặc bạn sẽ “tạm biệt” được những người mà bạn không nên tiếp tục giữ quan hệ nữa. Tất cả mọi thứ trên trái đất này đều phải trải qua chọn lọc tự nhiên, những gì không phù hợp sẽ bị đào thải là điều đương nhiên.

    2. Nói không với những người luôn mong muốn "sự miễn phí"

    Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nhượng bộ. Bạn biết điều gì tốt cho bản thân mình cũng như những người xung quanh chứ không phải một đứa trẻ lên 3.

    Đừng để yêu sách của họ làm chệch mục tiêu và đe dọa chuẩn mực hay lập trường của bạn. Cần rõ ràng và tự tin rằng mỗi việc bạn làm, ít hay nhiều đều có giá trị. Trong công việc thì càng phải để ý hơn tới điều đó.

    Mọi mối quan hệ đều phát triển nhờ "có qua có lại" chứ không phải chỉ từ một phía mà có. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi móc hầu bao hoặc làm gì cho một ai đó.

    3. Nói không với những việc gây lãng phí thời gian

    Nếu bạn lúc nào cũng ở trong trạng thái "open", sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người, làm tất cả mọi việc được giao thì đây là “cơ hội” để sự căng thẳng nghiễm nhiên bước vào cuộc sống của bạn.

    Mệt mỏi vì làm việc quá sức (đôi khi là những việc không phải của mình), căng mình ra để có thể làm vừa ý mọi người…Khi đó, sự căng thẳng xảy đến với bạn là điều tất yếu! Sẽ có lúc bạn phải tự hỏi bản thân mình, nhiệt tình như thế để làm gì?

    4. Nói không với những lời xin lỗi

    Nói “không” không phải là một điểm yếu mà là một phần của sự trưởng thành trong cuộc sống và chuyên nghiệp trong công việc. Bạn cần phải trả lương, được sống, được nghỉ ngơi...vì vậy bạn không cần phải xin lỗi cho quyền được từ chối của mình.

    Bạn đã "đầu tư" mồ hôi và nước mắt vào cuộc sống và sự nghiệp, hãy bảo vệ nó khỏi những ai có khả năng đe dọa những gì bạn đang có. Đương nhiên, không cần cảm thấy có lỗi

    Để có thể nói “không” một cách dễ chịu không phải là một kỹ năng tự nhiên mà có, mà cần phải được trải nghiệm và luyện tập. Tuy nhiên, một khi học được kỹ năng này, bạn sẽ thấy cuộc sống "dịu dàng" hơn rất nhiều.

    Nói không thế nào cho hiệu quả?

    Nghĩ trong đầu thì luôn dễ hơn làm, hãy nhìn thẳng vào mắt người mà bạn sẽ nói "không". Từ chối cũng đòi hỏi sự tôn trọng và thành thật với người đối diện.

    - Nói rõ sự thật: Đừng nên bịa thêm lý do khi cần phải từ chối bạn bè, người thân hay đồng nghiệp của mình. Nói thật (lý do) luôn là cách tốt nhất mỗi khi từ chối một việc mà bạn biết rõ là bạn không thể làm. Mất lòng trước được lòng sau.

    - Hãy nói một cách nhẹ nhàng: “Lời nói chẳng mất tiền mua”, một khi bạn không thể làm một việc gì cho một ai đó hãy thẳng thắn từ chối và nói rõ tại sao - một cách nhẹ nhàng và tế nhị. Chính sự dịu dàng này của bạn sẽ khiến cho người bị từ chối không những không bị “hẫng” mà còn gây cho họ những ấn tượng tốt về bạn.

    Chỉ biết nói "có" hoặc nói "không" thì cuộc sống của bạn sẽ chẳng đi đến đâu. Hơn hết là hãy cân bằng nó, chúc các bạn luôn làm chủ được cuộc sống của chính mình.

    Theo Entreprenuer

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ