Thế giới sẽ ra sao nếu trong tương lai không xa, phẫu thuật thẩm mỹ có thể trở thành một trào lưu giá rẻ, giống như tập gym?
Susan Grant vẫn nhớ như in ánh mắt của mọi người nhìn mình khi lần đầu tiên cô bước vào căn hộ của một người bạn ở Dubai 30 năm trước. Cuộc sống của cô đã bị đảo lộn hoàn toàn kể từ sau thời kỳ dậy thì với "vòng một" bé đến mức cô luôn nhận được những lời chê bai của bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là những người xa lạ.
Sau vài tháng chuyển từ Hà Lan đến Houston, bang Texas cùng với gia đình 15 năm trước đây, Grant đã đến gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Thỏa thuận chi phí cho việc phẫu thuật thẩm mỹ của cô khi đó khá cao, tương đương một ngôi nhà và một chiếc xe hơi đắt tiền. Nhưng để đổi lấy sự tự tin, Grant tin rằng nó rất đáng giá.
“Khi đó tôi đã nghĩ: Tại sao mình không biết đến phẫu thuật thẩm mỹ sớm hơn nhỉ? Thực sự là trước đó tôi không hề biết đến thứ công nghệ tuyệt vời giúp con người lấy lại sự tự tin này” – bà Grant, năm nay đã ngoài 50 tuổi chia sẻ.
Mặc dù hiện nay rất nhiều người công khai thừa nhận mình đã dùng tới “dao kéo” để thay đổi diện mạo thì đây vẫn còn là một vấn đề khá phức tạp. Một nghiên cứu mới đây được tiến hành bởi công ty Harris Interactive đã cho thấy rằng 69% số người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ phẫu thuật thẩm mỹ nếu chi phí rẻ hơn.
Tuy nhiên, chi phí cho mỗi lần “dao kéo” không phải là vấn đề đơn giản. Thậm chí, nhiều người nổi tiếng, dù có tiền “đại tu” nhan sắc nhưng vẫn không dám công khai thừa nhận với công chúng.
Theo số liệu của Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ xã hội Mỹ, chi phí cho việc phẫu thuật thẩm mỹ đã tăng đều qua mỗi năm trong suốt một thập kỷ qua, ngoại trừ năm 2009. Tổ chức này cũng tiết lộ, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2015, con số này đã tăng tới 115%. Chỉ tính riêng tại Mỹ đã có 15,9 triệu ca phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện trong năm 2015, tăng 2% so với năm 2014.
Jay Shenaq – một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chứng chỉ hành nghề tại Houston, bang Texas tin rằng trong tương lai không xa, phẫu thuật thẩm mỹ sẽ trở thành một trào lưu giá rẻ giống như việc đi tập gym vậy.
“Trước đây tôi luôn nghĩ rằng, tôi phải có một chiếc ô tô rồi mới tính đến chuyện phẫu thuật thẩm mỹ hoặc Tôi sẽ phải có con trước tiên. Tuy nhiên hiện nay mọi thứ đã thay đổi. Nhiều người sẵn sàng chi tiền cho việc làm đẹp trước tiên. Phẫu thuật thẩm mỹ không còn là một ngành công nghiệp xa xỉ, nó đã trở thành phong cách sống” – Tiến sĩ Jay cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại.
Theo ông Jay, với nhiều người, phẫu thuật thẩm mỹ còn là một bước khởi đầu cho sự nghiệp kiếm tiền. Điều này đặc biệt đúng khi bạn nộp đơn xin việc.
Kim Kardashian - Ngôi sao truyền hình thực tế nổi tiếng nhờ "dao kéo"
Bên cạnh đó, nhiều người cũng lựa chọn “trốn tránh tuổi tác” thông qua phẫu thuật thẩm mỹ. Năm 2014, nhóm nghiên cứu y khoa Westlake Dermatology có trụ sở tại Austin và cộng đồng diễn đàn phẫu thuật thẩm mỹ trực tuyến Realself.com đã tiến hành một nghiên cứu về chi phí phẫu thuật thẩm mỹ trung bình tại Mỹ.
Mức giá rẻ nhất cho việc bơm môi là khoảng 2.500 USD (tương đương hơn 50 triệu VNĐ). Trong khi đó, mức giá cho việc hút mỡ thừa ở bụng, hông, đùi là 15.000 USD – tương đương với trị giá của một căn hộ ở miền Bắc Carolina.
Còn theo tiến sĩ Anthony Youn – một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại Detroit đồng thời là tác giả của nghiên cứu “Làm sao để con người trẻ hơn” thì cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ sẽ không trở thành một trào lưu giống như tập gym.
“Phẫu thuật thẩm mỹ sẽ chỉ là một mong muốn, chứ không phải nhu cầu. Do vậy, đây sẽ vẫn là một ngành công nghiệp xa xỉ. Nó rất đắt đỏ, và rất nhiều người phải tích cóp nhiều năm mới đủ tiền phẩu thuật thẩm mỹ” – ông Youn chia sẻ.
Tất nhiên, không phải ai cũng lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ nhằm mục đích “sửa” một bộ phận nào đó trên cơ thể. Nhiều người lựa chọn “dao kéo” để thay đổi diện mạo nhằm kiếm tiền sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, như cách mà nhiều người nổi tiếng hiện nay đang làm.
Trong khi đó, đối với hầu hết chúng ta, chi phí vẫn là vấn đề lớn nhất khi lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ. "Tôi từng khá căng thẳng khi bắt đầu hẹn hò sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Tôi lo lắng rằng những người đàn ông tôi gặp gỡ sẽ hỏi về điều này trước khi họ muốn tìm hiểu về tôi. Tuy nhiên, trên thực tế, câu hỏi duy nhất mà tôi nhận được là "Ồ, em phẫu thuật thẩm mỹ có đắt lắm không?" - bà Grant kể lại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon