Không cần nâng cấp cấu hình, các hãng smartphone dùng chiêu trò đơn giản cũng bán được nhiều thiết bị hơn
Chỉ cần đổi màu sắc mới, các hãng smartphone có thể kéo dài chu kỳ thành công cho các thiết bị flagship của mình mà không cần nâng cấp cấu hình mới.
Nâng cấp mạnh mẽ cả về cấu hình và ngoại hình so với Galaxy Note9, các phiên bản Galaxy Note 10 đang thu được những thành công rực rỡ - như theo tuyên bố của Samsung, trong quý 3 vừa qua, thiết bị này đã "vượt qua hiệu quả doanh số của người tiền nhiệm, với tăng trưởng ở mức 2 con số."
Nhưng khi nhiều đối thủ đang chuẩn bị ra mắt hàng loạt với cấu hình đời mới, điều gì sẽ giúp Samsung duy trì sức hấp dẫn hiện tại của Galaxy Note 10 trong mắt người dùng. Giải pháp hóa ra đơn giản hơn nhiều so với mọi người tưởng: trang bị cho thân máy một bộ cánh với màu sắc đặc biệt.
Đó là lý do tại sao Samsung đang tung ra một phiên bản Galaxy Note 10 mới với màu Aura Blue cực độc. Không giống màu xanh nước biển thông thường, màu Aura Blue có thể thay đổi màu sắc dưới những điều kiện ánh sáng hay góc nhìn khác nhau, biến Galaxy Note 10 Aura Blue thành phiên bản màu sắc ấn tượng nhất từ trước đến nay.
Cách làm quen thuộc này đã được Samsung áp dụng từ nhiều năm nay với dòng flagship của mình. Chúng thường ra mắt lần đầu với một số màu sắc cơ bản và cứ sau đó khoảng vài tháng, công ty lại làm mới thiết bị của mình bằng những màu sắc độc đáo mới để khuyến khích người dùng rút ví thêm lần nữa.
Tại sao quân bài này, dù có vẻ đơn giản, lại hiệu quả đến vậy?
Với nhu cầu hiện tại của người dùng, cấu hình và tính năng không còn là mối quan tâm duy nhất khi tìm mua smartphone nữa. Thay vào đó, người dùng ngày càng quan tâm hơn đến thương hiệu và vẻ ngoài của thiết bị như một phương tiện để khẳng định cá tính của mình.
Sở hữu một smartphone flagship đã khiến người dùng trở nên nổi bật hơn so với các thiết bị khác. Nhưng nếu chiếc flagship đó còn được khoác lên mình một bộ cánh với màu sắc độc đáo như Aura Blue sẽ càng khiến nó trở nên khác biệt cũng như cá tính hơn so với các thiết bị tương tự nhưng mang các màu sắc truyền thống hơn.
Đó cũng là lý do vì sao chiến thuật bán hàng này chỉ được Samsung dành cho các thiết bị flagship thay vì áp dụng tràn lan cho cả các smartphone tầm trung. Và tất nhiên, các flagship mang những màu sắc này đều là các phiên bản "giới hạn" để đảm bảo cá tính cho cả người dùng và thiết bị.
Không chỉ mình Samsung áp dụng chiến lược này
Tạo ra các phiên bản màu sắc mới để kéo dài thành công của smartphone không phải là một chiêu thức quá mới mẻ, ngay cả một hãng kiên định như Apple cũng từng áp dụng nó trước đây và đạt được nhiều thành công rực rỡ.
Cách đây hơn 4 năm trước, khi ra mắt iPhone 6S và 6S Plus, Apple đã lần đầu mang đến mặt lưng màu Vàng Hồng (Rose Gold). Với cấu hình không khác biệt so với các phiên bản khác, nhưng mặt lưng với màu sắc độc đáo này đã gây nên một cơn sốt trên toàn cầu. Nó nhanh chóng hết hàng tại nhiều thị trường và người dùng phải chờ đợi từ 4-6 tuần cho đến khi nhận được hàng.
Năm nay, Apple cũng áp dụng cách làm tương tự khi lần đầu mang ra mắt một phiên bản iPhone dùng màu xanh rêu mới với tên gọi "Midnight Green" (Xanh Bóng đêm). Không quá sang trọng, lịch lãm như màu Vàng Hồng trước đây trên iPhone 6S, nhưng Midnight Green vẫn thu hút sự chú ý của người mua nhờ sự khác biệt so với các màu sắc truyền thống.
Hơn nữa trên iPhone 11 Pro, màu xanh rêu mới này cũng có tác dụng nhất đinh, nó giúp cụm camera trên mặt lưng iPhone mới trở nên bớt thô thiển hơn!
Tạo ra một màu sắc mới độc đáo và cá tính, phù hợp với đẳng cấp của chiếc flagship cũng như đủ sức hấp dẫn người mua ngay từ cái nhìn đầu tiên cũng không phải điều đơn giản như chúng ta tưởng. Đánh giá đúng đối tượng khách hàng mình muốn nhắm đến để tạo ra các tính năng màu sắc phù hợp cũng phức tạp không kém so với việc trang bị các tính năng mới trên mỗi flagship sắp ra mắt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?