Có vẻ như truyền thông và nội dung số đang là mối quan tâm hàng đầu của các mạng xã hội "sống ảo" như Facebook, Twitter hay Snapchat...
Nếu như việc tạo ra môi trường mạng xã hội ảo dựa trên những người dùng thật đang là xu hướng hiện nay, thì những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này như Facebook, Twitter hay Snapchat đang lần lượt chuyển mình thành những "thời báo" lớn của thế giới.
Minh chứng là trong thời gian gần đây, lần lượt các tên tuổi này đều thâu tóm những đơn vị tin tức có tiếng hoặc ra mắt những tính năng hữu ích liên quan đến các hoạt động làm nội dung, nhằm tỏ rõ tham vọng trở thành những "tòa soạn" thế hệ mới.
Tại sao truyền thông là tương lai của mạng xã hội
Theo truyền thống, từ trước tới nay, các công ty truyền thông hoạt động trong lĩnh vực báo chí, tin tức đều sở hữu toàn bộ "hệ sinh thái" để sản xuất nội dung, tìm kiếm tin tức, tự xuất bản tin bài và nhận về 100% doanh thu từ quảng cáo.
Tuy nhiên, ngày nay, phần lớn các đơn vị này đều phụ thuộc rất nhiều tới các mạng xã hội. Bởi với lượng người dùng và độ lan tỏa khủng khiếp trên Facebook hay Twitter, đây được coi là miếng bánh ngon cho những ông lớn làm truyền thông.
Jonah Peretti - CEO đồng thời là người sáng lập BuzzFeed
Có 3 lý do khiến truyền thông và mạng xã hội sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời trong tương lai:
- Cam kết: mạng xã hội cung cấp đầy đủ những công cụ để đọc, chia sẻ và theo dõi những nội dung từ báo chí, điều này sẽ giúp giữ người dùng ở lại mạng xã hội cũng như trang báo lâu hơn.
- Điện thoại di động: bất kể là smartphone hay điện thoại cơ bản, người dùng đang ngày càng có xu hướng đọc báo trên di động nhiều hơn. Các mạng xã hội hiện nay đều cung cấp những trải nghiệm cần và đủ nhằm giúp người dùng dễ dàng theo dõi các nội dung trên nền tảng này.
- Lợi nhuận: từ lâu, việc làm nội dung và quảng cáo đã là 2 công việc luôn đi kèm với nhau. Nếu có thể đầu tư làm nội dụng mạnh hơn, mạng xã hội sẽ thu về rất nhiều tiền nhờ quảng cáo.
Facebook muốn tự mình làm báo
Mạng xã hội lớn nhất thế giới đã tỏ rõ tham vọng của mình khi muốn các đơn vị truyền thông xuất bản các bài trên chính nền tảng của mình thay vì chỉ đi chia sẻ lại các thông tin này. Theo đó, hàng loạt các đơn vị truyền thông lớn như BuzzFeed, The New York Times, và National Geographic đã bắt tay hợp tác với Facebook và nhận về một khoản thu quảng cáo lớn từ công ty này.
Đối với Facebook, việc tập trung 100% sức lực vào truyền thông được xem là hướng đi đúng đắn trong tương lai, khi thói quen đọc báo của người dùng đã chuyển sang sử dụng trên di động và trên các mạng xã hội nhiều hơn.
CEO Mark Zukerberg của Facebook
Báo cáo gần đây cho hay, sẽ mất khoảng 5 tới 8 giây để người dùng có thể click vào một liên kết trên Facebook và xem những nội dung về nó. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ thay đổi nếu giờ đây, những nội dung này đều hiển thị trực tiếp trên Facebook.
Điều này sẽ khiến lượt tương tác với các bài viết tốt hơn, đồng thời cung cấp thêm nhiều trải nghiệm khi người dùng đọc chúng trên di động. Tuy nhiên, hướng đi của mạng xã hội này chỉ là hợp tác với các đơn vị truyền thông, mà không có ý định mua lại bất kì công ty nào.
Kế hoạch của Facebook sẽ nhờ việc cập nhật một số chức năng mới trên "New Feed" của người dùng, để đưa ra những thông tin mới và nóng hổi nhất. Tất nhiên, những đơn vị không phải đối tác của mạng xã hội này sẽ chịu không ít thiệt thòi trong tương lai.
Snapchat: hợp tác làm nội dung và tự sản xuất
Vào tháng giêng năm nay, Snapchat đã ra mắt tính năng Discover với mục đích thu thập các nội dung số và đưa nó tới người dùng của hãng, thông qua 11 đối tác trong lĩnh vực truyền thông. Mục tiêu của hành động này, đó là giữ người dùng ở lại ứng dụng Snapchat càng lâu càng tốt.
Tất nhiên, các đơn vị này được nhận về tiền quảng cáo nếu họ trực tiếp cung cấp các tin bài trên Snapchat. Bên cạnh việc hợp tác với các công ty truyền thông, Snapchat cũng tuyển dụng một lượng lớn các nhân sự có kinh nghiệm và kiến thức trong việc tự sản xuất tin bài.
Phó chủ tịch và chủ tịch của Snapchat
Đơn cử là phóng viên chính trị nổi tiến của CNN là Peter Hamby gia nhập công ty cách đây không lâu.
Về phía các đối tác của Snapchat, một đại diện là thời báo Daily Mail cho rằng, từ khi bắt tay với công ty này, họ nhận thấy, mỗi bài viết của mình có khả năng lan tỏa lên tới hàng triệu lượt xem từ di động. Ngoài ra, họ cũng thu về một khoản tiền không nhỏ từ doanh thu từ quảng cáo.
Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng yêu thích điều này, một số đối tác khác lại cho thấy sự đi xuống của tính năng Discover trên Snapchat. Bởi bên cạnh việc theo dõi tin tức tiện lợi hơn, nó cũng gây ra không ít sự khó chịu cho người dùng khi tính năng này được gợi ý sử dụng.
Dù sao, tính năng Discover trên Snapchat cũng được đánh giá rất cao bởi tính đa dạng tin bài và độ tin cậy mỗi khi ai đó muốn đọc tin buổi sáng. Tất nhiên, những công ty không nằm trong 11 đối tác của Snapchat cũng có lý do để lo lắng khi những độc giả trung thành của họ có thể chuyển hẳn sang theo dõi những trang tin khác.
Twitter muốn một công ty truyền thông
Khác với những đối thủ như Facebook hay Snapchat, mạng xã hội Twitter lại muốn trực tiếp sở hữu một đơn vị truyền thông thay vì chỉ hợp tác như hiện nay. Được biết, công ty đang đẩy nhanh việc thâu tóm trang "Mic.com" - một start-up truyền thông trị giá khoảng 90 triệu USD, tuy nhiên, những thỏa thuận này vẫn chưa đi tới đâu.
Còn theo một số nguồn tin thân cận với Twitter, công ty không còn mặn mà trong việc hợp tác với các đơn vị truyền thông, bởi rõ ràng với cơ chế hoạt động của mạng xã hội này, lợi nhuận mà họ thu về là rất thấp. Do đó, việc sở hữu một đơn vị truyền thông sẽ là hướng đi mới trong tương lai.
Anthony Noto, CFO của Twitter
Cũng theo nguồn tin này, Twitter hiện đang nghiên cứu và thử nghiệm những tính năng mới nhằm phục vụ cho việc sản xuất tin bài, đồng thời giúp người dùng theo dõi những tin tức tốt hơn. Tham vọng của Twitter là trở thành đơn vị đưa tin số 1 thế giới, nhưng trước mắt, hãng cần phải đánh bại đối thủ Facebook.
Đặc biệt, với Twitter, mọi đơn vị truyền thông đều có thể trở thành đối thủ của mạng xã hội này. Trong khi Twitter đang sở hữu mọi công cụ để trở thành thương hiệu đưa tin hàng đầu thế giới, sẽ chẳng có lý do nào khiến họ chịu bắt tay và chia sẻ lợi nhuận với các đơn vị khác.
Sẽ là một kỷ nguyên mới với lĩnh vực truyền thông
Giờ đây, khi những mạng xã hội hàng đầu đều nhăm nhe tham gia vào lĩnh vực làm nội dung, sẽ không chỉ có những Facebook, Twitter hay Snapchat, mà trong tương lai thị trường truyền thông sẽ còn đón nhận thêm nhiều những đối thủ khác.
Với hàng triệu người dùng tham gia cũng như tiếp cận mỗi ngày, mạng xã hội hứa hẹn sẽ trở thành nền tảng màu mỡ cho lĩnh vực truyền thông số, thay cho những đơn vị tin tức truyền thống. Có thể, với mạng xã hội, việc yêu thích, chia sẻ hay bình luận một nội dung sẽ rất đơn giản và dễ dàng.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là truyền thông trong tương lai có còn tin cậy và khách quan như trước, khi người làm chủ truyền thông chính là những mạng xã hội "sống ảo" kia?
>> Google giới thiệu tính năng mới Collections, tính "bắt nạt" mạng xã hội Pinterest
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon