Hỏi chuyên gia: Đâu là phi vụ lừa đảo lớn nhất ngành nghiên cứu khoa học trong 50 năm qua?
Không phải lúc nào các nhà khoa học cũng trung thực. Có những tai tiếng để lại vết nhơ muôn đời cho sự nghiệp nghiên cứu của họ.
Có một điều hiển nhiên như thế này: Hành động lừa đảo, nhỏ nhất từ việc nói dối gia đình để ra “nét” hay lớn đến mức chiếm đoạt lòng tin của người khác nhằm trục lợi, đều là những canh bạc. Hoặc là họ sẽ sớm muộn bị vạch trần để rồi bêu riếu trước bàn dân thiên hạ, hoặc là họ sẽ thực hiện trót lọt phi vụ mà không ai hay biết.
Nhưng khi tham gia ngành khoa học, nơi khẳng định một người đưa ra phải đủ cơ sở để người khác tái hiện lại nó, thì dường như hành động lừa đảo không thể lọt qua con mắt nghiêm khắc của nghiên cứu. Thế rồi vẫn tồn tại những cá nhân sẵn sàng liều lĩnh thử năng lực của chuyên gia.
Bởi lẽ đó, trang tin Gizmodo phỏng vấn một loạt những nhà sử gia ngành khoa học để tìm các vụ lừa đảo khoa học lớn nhất nửa thế kỷ qua. Dưới đây là những nhận định của họ.
Robert N. Proctor, giáo sư ngành Lịch sử Khoa học và đang công tác tại Pulmonary Medicine trực thuộc Đại học Stanford.
“Cú lừa lớn nhất ngành khoa học” có lẽ phải thuộc về Hội đồng Nghiên cứu Thuốc lá - chính là công cụ hiệu quả nhất của ngành thuốc nhằm bác bỏ việc thuốc lá gây ung thư. Sự việc bắt đầu năm 1954, là một phần nỗ lực của các tập đoàn thuốc lá lớn (gọi chung là Big Tobacco) hòng đánh lạc hướng dư luận khỏi những bằng chứng cho thấy thuốc lá khiến người dùng tử vong sớm. Họ rót hàng trăm triệu USD vào nỗ lực này, kèm cả những đồng bạc được gửi trực tiếp tới những học giả công tác tại những đại học hàng đầu. Về cơ bản, tiền tới tay bất cứ ai sẵn lòng từ chối tuyên bố thuốc lá gây ung thư.
Tổng cộng hai mươi bảy người từng giành giải Nobel đã nhận hối lộ từ Big Tobacco, mọi đại học lớn đều nhận về những khoản tiền lớn. Mới đây thôi, Đại học Michigan đã gỡ bỏ tên nhà khoa học Clarence Cook Little khỏi các tòa nhà trong trường, thừa nhận ảnh hưởng xấu của ông ta trong việc đại chúng hóa những kết luận khoa học có lợi cho ngành thuốc lá.
Phi vụ lừa đảo này được gọi là “lớn nhất” bởi lẽ nó vẽ đường cho những vụ lừa đảo khoa học sau này nữa. Nếu như Big Carbon (tên chỉ chung những doanh nghiệp thải nhiều khí nhà kính nhất) mà tuyên bố “chúng tôi cần thêm nghiên cứu” để khẳng định việc khí hậu đang nóng dần lên, thì rõ đó là mánh lới học được từ Big Tobacco. Khó đếm được những doanh nghiệp xả thải học được chiêu trò này: thuê học giả về để phủ nhận, trì hoãn, đánh lạc hướng và rồi yêu cầu “thêm những nghiên cứu mới” để tìm hiểu về “cả hai mặt của vấn đề” của “cuộc tranh luận”.
Big Tobacco biết rằng âm mưu của họ rồi sẽ bại lộ, nhưng họ không thể biết mánh của họ được áp dụng rộng rãi nhường nào. Khó có thể kể tên một cú lừa nào chết chóc hơn thế, nên đó là lý do tôi gọi nó là “lớn nhất”.
Katherine A. Pandora, trợ lý giáo sư ngành Lịch sử Khoa học tới từ Đại học Oklahoma.
Xét tới danh hiệu “cú lừa lớn nhất trong 50 năm qua”, thì tôi sẽ đề cử nghiên cứu mang tính cơ hội được thực hiện năm 1998 và 2002 bởi Andrew Wakefield và 12 đồng tác giả khác, họ khẳng định rằng vaccine MMR (Measles - bệnh sởi, Mumps - quai bị và rubella) có liên quan tới việc hình thành chứng tự kỷ. Việc các cơ quan khoa học có thẩm quyền và giới truyền thông coi nhẹ hành động bới bèo ra bọ của Wakefield, dẫn tới sự hình thành cụm từ “vaccine gây nên tự kỷ”, đã gây ra hậu quả mang tính toàn cầu; từ việc lưỡng lự trước quyết định tiêm vaccine cho trẻ để ngăn bệnh dịch trong suốt 2 thập kỷ qua, đến những ảnh hưởng tới tâm lý người dân trước các nghiên cứu vaccine Covid-19.
Nghiên cứu của Wakefield là ví dụ cho thấy hành động lừa lọc có thể diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, khiến môi trường tự do cho phép ý tưởng này sinh trưởng càng thêm rối bời. Thiết kế nghiên cứu của họ chứa đựng những sai lầm sơ đẳng, ví dụ như thiếu nhóm kiểm soát để so sánh với các kết quả thí nghiệm khác, cũng như thiếu những dữ liệu từ những thử nghiệm mà trong đó chủ thể được thí nghiệm và người thực hiện quan sát thí nghiệm biết rõ các yếu tố tham gia.
Những yếu tố cơ bản như kích cỡ mẫu thử nghiệm bé và cách thức sử dụng các case study đã tạo ra kết quả có lỗi - dữ liệu sinh ra từ những cách thử nghiệm trên có thể mang tính gợi ý, nhưng lại không đủ mạnh để hậu thuẫn một khẳng định mang tính nhân-quả. Lỗi phát sinh sau nghiên cứu bị bỏ qua, những xung đột về mặt tài chính không được giải quyết. Và khi không thể tái hiện lại kết quả này bằng những nghiên cứu khác, ta không có lý do gì để hậu thuẫn những những thảo luận đi kèm tuyên bố [vaccine gây tự kỷ].
Những điểm yếu trong phương thức thực hiện - là những lỗi thường được nêu trong các bài giảng vỡ lòng về thiết kế nghiên cứu cho sinh viên đang học lấy bằng cử nhân - đáng lẽ đã là yếu tố ngăn nghiên cứu kia được xuất bản, nếu không muốn nói là thẳng thừng từ chối công nhận kết quả.
Nhưng nhờ việc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí uy tín Lancet, những phát hiện trong nghiên cứu này lan ra như một căn bệnh truyền nhiễm cơ hội, lợi dụng những điểm yếu trong môi trường tự do: là sự thiếu hiểu biết về chứng tự kỷ, là sự sợ hãi của các bậc cha mẹ chịu trách nhiệm tiêm phòng cho trẻ, là cách thức đưa tin cường điệu hóa của báo chí, là việc công chúng nghi ngờ động cơ làm tiền của ngành dược phẩm trị giá tỷ USD. Ngay cả khi loại bỏ được những điều trên, và dù vẫn có một lớp bảo vệ nữa ngăn những vụ việc lừa đảo tồn tại - đây vẫn là những lĩnh vực khiến khoa học đau đầu.
Mất niềm tin vào vaccine nói riêng và khoa học nói chung: một trong những hậu quả phát sinh từ nghiên cứu của Wakefield.
Hành động phi pháp của Wakefield là cần thiết, nhưng không đủ để liệt vào hạng “lừa đảo”. Việc xem nhẹ những quy chuẩn đảm bảo an toàn cho ngành khoa học và nền báo chí cũng là điều nên hiện hữu, bởi lẽ lớp lá chắn an toàn chỉ phát huy tác dụng khi chúng có đất dụng võ. Việc tạp chí Lancet thu hồi báo cáo khoa học, hành động phạt Wakefield và những buổi phân tích những điều chưa đúng đều là những yếu tố quan trọng trong nỗ lực hóa giải những hậu quả mà việc đánh mất lòng tin để lại.
Nhưng thất bại này ẩn chứa một vấn đề còn lớn hơn nữa, một vấn đề cần có những sự quan tâm đúng mực: đó là những nghiên cứu có thể ảnh hưởng xấu tới hàng triệu người do lỗi trong quá trình thực hiện, nhưng lại đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn để trở thành một nghiên cứu có giá trị, thậm chí còn đủ cơ sở để cự cãi những ánh mắt dò xét tỉ mỉ. Một nghiên cứu chỉ ở mức đủ tốt thì chưa chứng minh được gì.
Felicitas Hesselmann, trợ lý nghiên cứu ngành Khoa học Xã hội công tác tại Đại học Humboldt Berlin.
Một mặt, mọi ví dụ (tính cả những cáo buộc) về lừa đảo trong khoa học đều có giá trị theo cách riêng: Chúng đều là những sự kiện nghiêm trọng và tạo ra nhiều áp lực đối với bất cứ ai liên quan, và có thể gây ra nhiều hậu quả không chỉ cho người bị buộc tội lừa dối, mà còn nhiều nhà nghiên cứu và học sinh sinh viên từng cộng tác, tin tưởng và dựa dẫm vào họ. Nhiều nhà nghiên cứu bị cáo buộc là phạm sai lầm trong nghiên cứu, dù sau này trắng án nhưng sức khỏe của họ vẫn hứng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Mặt khác, tôi không nghĩ ra bất cứ cú lừa khoa học nào nào đủ lớn để thay đổi hướng đi của nghiên cứu khoa học nói chung. Nhiều nhà nghiên cứu có niềm tin mãnh liệt rằng khoa học có cách tự giải quyết những khúc mắc: những tuyên bố sai lầm, ngay cả khi không ai phát hiện ra chúng, thì nó cũng sẽ không xuất hiện lại lần nữa trong những nghiên cứu, những nỗ lực tái tạo kết quả tương tự sau này; sai lầm sẽ không sản sinh ra những câu hỏi mang tính xây dựng, dần dần chúng sẽ biến mất.
Hơn nữa, nhiều tuyên bố sai thậm chí còn chẳng gây shock hay mang tính đột phá; thông thường đó chỉ là những khẳng định nửa vời, phản ánh chính quá trình nghiên cứu tạo ra kết quả đó; hoặc là những thứ mà bất kỳ ai cũng cho là sẽ diễn ra, còn người đưa tuyên bố lừa đảo kia chỉ khẳng định điều đó sẽ tới sớm hơn chút đỉnh. Có những trường hợp những “khám phá” lừa đảo lại đủ vững chắc để hậu thuẫn những nghiên cứu tiếp sau nó, bởi lẽ nó phản ánh rất đúng quá trình nghiên cứu và các kết quả khả quan. Rất hiếm khi xuất hiện những nghiên cứu có chứa những tuyên bố mà nếu đúng, nó có khả năng thay đổi hiểu biết của ta với thế giới xung quanh.
Thêm vào đó, những vụ việc có khả năng gây hậu quả lớn lại chỉ ảnh hưởng tới những cộng đồng nghiên cứu riêng biệt và phạm vi kiến thức của họ. Ví dụ, một nhà sinh học nghiên cứu về ung thư sẽ chẳng đoái hoài gì tới việc cộng đồng vạch trần các nhà nghiên cứu âm nhạc rằng họ chẳng hiểu biết gì về Beethoven. Khẳng định “có những vụ việc nghiêm trọng hơn những vụ khác” đồng nghĩa với việc ưu tiên một số lĩnh vực hơn phần còn lại của khoa học, đây không phải là cuộc chiến khiến tôi muốn chọn đứng về phe nào.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng