Hết cháy "đại thảm họa" đến lũ lụt, giờ nước Úc tiếp tục phải hứng chịu cơn mưa "nhện độc" nguy hiểm nhất hành tinh
Thảm họa chưa buông tha nước Úc. Lần này, họ sẽ phải đối mặt với sự xâm chiếm của một loài nhện cực kỳ đáng sợ, được khoa học mệnh danh là "loài nhện nguy hiểm nhất hành tinh".
Nước Úc có lẽ đã bắt đầu thập kỷ mới theo cái cách không thể đắng hơn được nữa. Họ đang đã phải hứng chịu đợt cháy rừng với quy mô lớn kỷ lục trong hàng chục năm qua suốt từ cuối năm 2019. Một số nơi bắt đầu có mưa xuống, kìm hãm bớt được cháy thì lại kéo theo những trận lũ lụt đầy thảm họa.
Và khi tất cả đang chưa chấm dứt, mới đây các chuyên gia tại Úc đã phải đưa ra lời cảnh báo về một đợt thảm họa mới, mang tên "nhện độc". Cụ thể là nhện mạng phễu (funnel-web spider) - một loài nhện bản địa có độc tố mạnh, vì chúng đang có "điều kiện cực kỳ hoàn hảo" để sinh trưởng.
Nhện mạng phễu là tên gọi chung cho một họ nhện sinh sống chủ yếu trong những khu rừng ẩm ướt phía Đông nước Úc. Một số loài trong họ này có độc tố rất mạnh, tốc độ phát tác nhanh. Và theo như thông báo của Công viên Australian Reptile (New South Wales, Úc), những ngày gần đây hoạt động của loài nhện này đang ngày càng phổ biến hơn.
"Lượng mưa đổ xuống ồ ạt trong những ngày gần đây, cộng thêm cái nắng nóng của mùa hè đã khiến loài nhện này bắt đầu di cư mạnh hơn," - Daniel Rumsey - người phát ngôn của công viên cho biết.
Loài nhện mạng phễu của Sydney có vết cắn rất đau. Nọc độc của nó tấn công vào hệ thần kinh trung ương, và khiến cho hàng chục người chết trong vòng 100 năm qua.
"Nhện mạng phễu là một trong những loài nguy hiểm nhất trên hành tinh này - xét đến khả năng tấn công con người và tốc độ phát tác độc tố. Vết cắn của chúng cần được điều trị hết sức cẩn thận."
Nhện mạng phễu - một trong những loài nhện đáng sợ nhất hành tinh
Theo Warren Bailey - người sáng lập ra ABC Pest Control (trung tâm kiểm soát sâu bệnh) tại Sydney, nhện mạng phễu thường hoạt động mạnh vào mùa hè. Tuy nhiên năm nay, đợt hoành hành của chúng đến chậm hơn do tiết trời khô hạn kéo dài quá lâu, cùng đợt cháy rừng thảm họa trong suốt nhiều tháng.
"Độc tố của chúng có thể giết người. Giờ với sự xuất hiện của mưa, chúng đang lộ diện, có thể bò vào nhà từ dưới đất, hoặc đột nhập từ trên mái nhà của chúng ta."
Tham khảo: CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon