Hệ thống cảnh báo mới của NASA phát hiện một thiên thạch lớn đang hướng về Trái đất
Đừng hoảng loạn!
Hệ thống giám sát không gian mới của NASA đã phát hiện được một thiên thạch lớn đang tiến nhanh về phía Trái đất, nó được dự kiến sẽ chỉ bay ngang qua chúng ta một cách an toàn trong vòng vài giờ tới.
Thiên thạch này được phát hiện lần đầu tiên vào tuần trước, nó được ước tính ở cách chúng ta một khoảng cách an toàn khoảng 498.000 km, xa hơn 1,3 lần so với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng. Nhưng nhờ có phần mềm mới của NASA, chúng ta đã có vài ngày thay vì vài giờ để đánh giá và chuẩn bị cho những rủi ro.
Thiên thạch có tên chính thức là 2016 UR36, lần đầu tiên được phát hiện vào ngày 25 tháng 10 thông qua một kính thiên văn ở Hawaii.
Các dữ liệu đã nhanh chóng được tải lên hệ thống cảnh báo sớm của NASA - được gọi là Scout, và trong vòng 10 phút, phần mềm đã tính toán được khả năng di chuyển của thiên thạch. Trong đó, có một vài điểm có khả năng giao với Trái đất.
Nó ngay lập tức được cảnh báo và 3 kính thiên văn khác được huy động để theo dõi và thu hẹp các khả năng di chuyển của thiên thạch. Trong nhiều giờ, các tính toán đã xác định được thiên thạch sẽ bay khá gần Trái đất nhưng sẽ không có va chạm nào xảy ra.
Các nhà nghiên cứu cũng có thể xác định được kính thước của thiên thạch vào khoảng từ 5 - 25 m đường kính.
Trên hết, hệ thống Scout đã thông báo cho các nhà khoa học trước 5 ngày để chuẩn bị cho quá trình bay ngang qua Trái đất của thiên thạch. Nghe thì có vẻ không nhiều nhưng như thế đã là hơn rất nhiều so với thời gian mà chúng ta có trước đây.
“Khi một kính thiên văn phát hiện lần đầu tiên một vật thể chuyển động, tất cả những gì bạn biết chỉ là một dấu chấm di chuyển trên bầu trời,” nhà thiên văn học Paul Chodas thuộc Phòng thí nghiệm Tính toán Quỹ đạo bay của NASA, người chạy chương trình Scout nói với Joe Palca từ NPR.
“Bạn không có thông tin gì về khoảng cách của nó. Càng sử dụng nhiều kính thiên văn quan sát một đối tượng, bạn càng thu được nhiều dữ liệu về nó, bạn biết được nó lớn cỡ nào và làm sao để đối đầu với nó. Nhưng đôi khi, bạn không có nhiều thời gian để quan sát.”
Có vài ví dụ về việc không đủ thời gian nghiên cứu: các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện một thiên thạch đang lao đến Trái đất trước khi nó tiến vào khí quyển, thiên thạch 2008 TC3, nó được xác định vị trí chỉ 19 giờ trước khi nó va chạm với Trái đất. Thiên thạch được xác định là một mối nguy thật sự 12 giờ trước khi nó nổ tung trên sa mạc Nubian ở Sudan vào tháng 10 năm 2008.
Vào tháng 2 năm 2013, một thiên thạch rộng khoảng 20m đã phát nổ ở Chelyabinsk - Nga mà không hề có báo trước nào cả.
Mục tiêu của chương trình Scout là đẩy nhanh quá trình nhận diện đối với các thiên thạch mà chúng ta nhìn thấy và còn nhanh chóng hơn trong việc xác định liệu đó có phải một mối nguy hay không, giúp cho NASA ứng phó kịp thời.
Mặc dù một số bị bỏ sót, NASA đã và đang phát hiện rất nhiều thiên thạch, khoảng 5 thiên thạch mỗi đêm và hiện nay có khoảng hơn 15.000 vật thể gần Trái đất được ghi nhận là có khả năng va chạm với Trái đất.
Scout giúp thu hẹp các khả năng, xác định được các mối nguy thật sự và cách ứng phó nếu xảy ra va chạm. Cho đến gần đây nó vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và việc phát hiện 2016 UR36 đã trở thành thử nghiệm đầu tiên. Chương trình được dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầy đủ vào cuối năm nay.
Cùng với Scout, NASA còn có chương trình Sentry.
Trong khi Scout đang tìm kiếm và theo dõi các vật thể nhỏ ở gần Trái đất, Sentry sẽ tìm kiếm và theo dõi các đối tượng đủ lớn để quét sạch cả một thành phố, đặc biệt là các vật thể gần Trái đất có kích thước lớn hơn 140 m.
Sentry đã liệt kê ra 655 vật thể gần Trái đất mà nó đã cân nhắc rằng các vật thể này có thể gây thiệt hại đáng kể.
Nếu chúng ta có thể làm tốt hơn việc xác định và theo dõi sự di chuyển của thiện thạch một cách kịp thời, chúng ta sẽ có cơ hội để ngăn chúng lại.
“Nếu chúng ta biết được một cách rõ ràng và rõ ràng ở đây có nghĩa là chúng ta biết trước được va cham tới 10 năm, 20 năm hay 30 năm thì chắc chắn chúng ta sẽ có thể làm gì đó. Chúng ta chỉ cần chuyển hướng thiên thạch bằng cách tạo ra một tác động nhỏ làm nó chuyển hướng trước khi va chạm hàng tỉ dặm.” Ed Lu, Giám đốc điều hành của thiên thạch đe dọa B612 nói với NPR.
Tham khảo Sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sếp realme nói gì khi các đối thủ tầm trung lần lượt sở hữu công nghệ chụp ảnh của Leica và Hasselblad còn họ thì không?
realme vừa qua đã ra mắt mẫu flagship mới nhất là realme GT 7 Pro cho thị trường quốc tế. Công ty cũng tổ chức một sự kiện gặp gỡ báo chí khu vực Đông Nam Á ở Malaysia, tại đây, Trưởng bộ phận sản phẩm realme, Clutch Wu, đã trả lời một số câu hỏi thú vị xoay quanh tầm nhìn và những kế hoạch tương lai của công ty trên thị trường smartphone.
Hết đứng đầu ngành công nghệ và khám phá vũ trụ, Elon Musk giờ còn là game thủ Diablo IV số 1 thế giới!