Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể "giết chết" nền văn minh của nhân loại!

    Đức Khương,  

    Nhiều phim thảm họa khoa học viễn tưởng đã lấy bối cảnh hậu tận thế làm nguồn cảm hứng. Số phận của nhân loại trên thế giới cuối cùng sẽ luôn rơi vào tay một số ít người. Mỗi người trong số họ đều gánh vác sứ mệnh xây dựng lại toàn bộ nền văn minh nhân loại. Vậy câu hỏi đặt ra là cần ít nhất bao nhiêu người để duy trì nền văn minh hiện tại?

    Theo thần thoại, Adam và Eve là người đàn ông và phụ nữ đầu tiên của nhân loại. Họ là trung tâm của niềm tin rằng nhân loại về bản chất là một gia đình duy nhất, với tất cả mọi người là hậu duệ của một cặp tổ tiên ban đầu.

    Nhưng điều này tất nhiên là không khả thi trên lý thuyết. Vì chỉ sau một thế hệ, và họ sẽ phải đối mặt với vấn đề cận huyết. Hệ số cận huyết giữa họ hàng bậc một (cha với con, mẹ với con, anh, chị, em ruột) là 1/4. Tức là, xác suất hai alen xuất phát từ hai cá thể bố và mẹ có chung tổ tiên là 25%.

    Mức độ hôn nhân cận huyết này sẽ khiến cho thế hệ con cháu có nguy cơ mắc bệnh di truyền lặn autosomal, và sớm muộn gì thì quần thể cận huyết này cũng sụp đổ. Trong quá khứ, hoàng gia và quý tộc kết hôn với họ hàng gần để duy trì sự thuần huyết chính là một minh chứng cho điều này.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, để giữ cho nhân loại tồn tại thì lại là một vấn đề không quá khó để giải quyết. Câu trả lời thuần túy về mặt sinh học là rất rõ ràng - có lẽ chỉ cần vài trăm người là có thể đảm bảo tự tiếp nối cơ bản của gen người.

    Frédéric Marin, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Strasbourg, đã đề xuất con số tối thiểu để duy trì sự tồn tại của nhân loại hậu tận thế là 98. Chỉ với một quần thể khỏe mạnh gồm 98 người là có thể mang đủ sự đa dạng di truyền để xây dựng lại quần thể người

    Nhưng vấn đề là việc tái tạo nền văn minh nhân loại không phải là một vấn đề sinh học đơn giản.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 2.

    Nền tảng của nền văn minh nhân loại hiện đại rất phức tạp. Chúng ta có nhiều "mắt xích" cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của các hệ thống khác nhau như chăm sóc y tế, điện, giáo dục, giao thông vận tải, khai thác mỏ...

    Nếu dân số của con người chỉ còn lại ở mức hai hoặc thậm chí ba chữ số thì có lẽ sự tiếp nối của nền văn minh huy hoàng của loài người là một điều xa xỉ.

    Trên thực tế, chưa nói đến việc tái thiết nền văn minh nhân loại, chỉ cần duy trì trình độ như hiện tại đã là một điều vô cùng khó khăn. Nền văn minh không những sẽ tiến bộ dần dần mà còn suy thoái.

    Trong nghiên cứu nhân chủng học, có một thuật ngữ để ám chỉ điều này - hiệu ứng tasmanian (tasmanian effect). Trong trường hợp không có sự giao lưu, thu nhập kỹ thuật bên ngoài và dân số quá thấp, trình độ kỹ thuật của một số khu vực nhất định sẽ không chỉ dừng chân ở một mức nhất định mãi mãi, mà thậm chí còn thụt lùi.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 3.

    Phần màu đỏ là Tasmania.

    Tasmania là một hòn đảo nhỏ ở Nam bán cầu. Nó được ngăn cách với Úc bởi eo biển Bass rộng khoảng 200 km, và có diện tích gấp 1,87 lần diện tích của đảo Đài Loan.

    Người Tasmania là một trong những nhóm dân tộc cô độc nhất trong lịch sử gần đây của Trái Đất. Nhưng điều đáng sợ nhất không phải là sự cô đơn, mà chính là sự cô lập khiến họ rơi vào tình trạng suy thoái của nền văn minh.

    Và hiệu ứng này còn được biết đến với một cái tên khác, nó được gọi là sự tiến hóa ngược Tasmania (tasmanian devolution, trong đó devolution là từ trái nghĩa của evolution - tiến hóa). Có thể coi lịch sử hàng chục nghìn năm của nền văn minh "tiến hóa ngược" diễn ra trên đảo Tasmania đã mang đến cho chúng ta một số cảnh báo.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 4.

    Tasmania.

    Bằng chứng khảo cổ học cho thấy con người đặt chân lên Australia lần đầu tiên cách đây ít nhất 65.000 năm.

    Mặc dù ngày nay để di chuyển theo phương thức nguyên thủy để đến Úc là một điều gần như không tưởng, thế nhưng vào thời kỳ băng hà, mực nước biển đã giảm xuống và khoảng cách giữa các lục địa cũng gần nhau hơn.

    Mặc dù không thể đi bộ đến Úc, nhưng con người có thể vượt qua nó bằng những con thuyền đơn giản dựa vào một số lượng lớn các hòn đảo ở giữa có thể được sử dụng làm trạm chuyển tiếp.

    Sau khi đến Úc, tổ tiên của thổ dân Úc đã đi qua cây cầu trên đất liền ở Đồng bằng Bass để đến Tasmania - ít nhất 42.000 năm trước. Vào thời điểm đó, Tasmania vẫn được kết nối với đất liền Australia, và con người ở hai nơi vẫn được kết nối với nhau.

    Nhưng khoảng 10.000 năm trước, sự gia tăng nhanh chóng của mực nước biển đã biến đồng bằng Bass thành eo biển Bass .

    Vào thời điểm đó, các tộc người ở lục địa Úc và Tasmania vẫn chưa chế tạo ra loại thuyền có khả năng vượt qua eo biển Bass. Do đó, vùng biển rộng lớn này đã cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ hàng ngày giữa Tasmania và đất liền Australia.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 5.

    Kết quả là hàng nghìn đến hàng chục nghìn người ở Tasmania bị cô lập hoàn toàn và sống lẻ loi với phần còn lại của thế giới. Nhưng từ góc độ này, đối với người dân trên Tasmania thì hòn đảo này quả thực là một thiên đường, nó có nguồn nguyên liệu dồi dào, quá đủ để mọi người có đủ cơm ăn, áo mặc.

    Nhưng khi người da trắng Châu Âu đổ bộ lên Tasmania lần đầu tiên, tất cả họ đều cảm thấy bất ngờ trước cuộc sống lạc hậu của người dân bản địa địa phương. Vào thời điểm đó, người Tasmania được coi là những người có sống cuộc sống nguyên thủy nhất trên thế giới.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 6.

    Bình thường, chúng ta sẽ đánh giá mức độ văn minh của một nhóm dân tộc dựa trên một số đặc điểm, chẳng hạn như sự phức tạp của quần áo, công cụ và vũ khí.

    Thế nhưng vào thời điểm đó, người Tasmania đã đánh mất kỹ năng chế tạo những công cụ cơ bản dù là thô sơ nhất. Ngay cả cách đơn giản nhất là buộc đá cứng hoặc xương động vật vào tay cầm bằng gỗ để làm công cụ như giáo, mũi tên hoặc rìu họ cũng không biết cách làm.

    Trên thực tế, những công cụ cơ bản dạng này đã được những giống nguyên thủy đã biến mất khỏi Trái Đất sử dụng từ ​​rất lâu. Chưa kể đến người Neanderthal, ngay cả người Floris (còn gọi là người lùn), có đầu nhỏ bằng 1/2 chúng ta, đã học được những kỹ năng ấy từ 90.000 năm trước.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 7.

    So sánh kích thước hộp sọ của Flores và Homo sapiens.

    Vậy mà người Tasmania là những người Homo sapiens lại không thể sử dụng những công cụ cơ bản như vậy. Có thể nói công nghệ của người Tasmania còn tụt hậu hơn cả thời đồ đá cũ. Các loại vũ khí và công cụ tiên tiến nhất của họ là giáo bằng gỗ, đá và gậy ném.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 8.

    Vào thời điểm đó, những người Châu Âu vốn đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thuộc địa hóa đã rất ngạc nhiên về sự lạc hậu của người Tasmania. Về sau, người Châu Âu cho rằng đây là một chủng tộc cực kỳ nguyên thủy, hoặc đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ vượn thành người, và có ngoại hình rất giống với người hiện đại.

    Trong những cuộc khai quật khảo cổ hàng trăm năm sau đó, nhân loại đã khám phá ra một sự thật còn kinh ngạc hơn.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 9.

    Trong quá khứ, trình độ kỹ thuật của người Tasmania thực sự tương đương với thổ dân Úc. Thậm chí kỹ năng canh tác nông nghiệp của họ còn vượt trội hơn thổ dân Úc, theo đó là kỹ thuật săn bắt và đánh bắt tiên tiến. Nhưng trong 10.000 năm bị cô lập, người Tasmania đã quên hầu hết các kỹ năng và kiến ​​thức mà tổ tiên của họ từng biết.

    Các manh mối khảo cổ cũng cho thấy những công cụ và kỹ thuật này dần dần bị loại bỏ theo thời gian.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 10.

    Những người đàn ông Tasmania.

    Khi những người thực dân Châu Âu lần đầu nhóm người này, về cơ bản họ còn không biết mặc quần áo.

    Thế nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng người Tasmania đã từng mặc quần áo, thậm chí còn ăn mặc rất ấm áp. Bởi vì hơn 10.000 năm trước, khí hậu ở đây lạnh hơn hiện tại rất nhiều.

    Ban đầu, người Tasmania cũng sử dụng các công cụ bằng xương, chẳng hạn như móc xương và kim xương để khâu, may vá. Nhưng đáng tiếc là các kỹ thuật này đều thất truyền, do đó không còn ai đi may quần áo nữa.

    Vì vậy, người Tasmania chọn khỏa thân vào mùa hè. Vào mùa đông, họ chỉ mặc những tấm da chuột túi wallaby đơn giản và buộc chặt chúng bằng những tấm da thú bị hỏng. Ngay cả khi trời cực lạnh, họ cũng chỉ bôi một ít mỡ động vật lên vùng da hở.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 11.

    Mặc dù hòn đảo Tasmania được bao quanh bởi biển và có nguồn hải sản dồi dào. Thế nhưng, bằng chứng khảo cổ học cho thấy tần suất đánh bắt cá của người Tasmania bắt đầu giảm từ khoảng 5.000 năm trước. Đến 3.800 năm trước, họ hoàn toàn ngừng đánh bắt cá. Các công cụ liên quan đến đánh bắt cá, chẳng hạn như lưới đánh cá, lao và lưỡi câu cũng theo đó mà biến mất.

    Người Tasmania chỉ nhặt một số loài giáp xác ven biển để làm thức ăn. Kể từ đó, họ sống một cuộc sống nguyên thủy hơn là hái lượm và săn bắn, bốn hoặc năm gia đình sẽ sinh sống cùng nhau như một đơn vị xã hội. Khi những người phương Tây đổ bộ lên đảo, chỉ có khoảng 4.000 người Tasmania sinh sống trên đảo.

    Nhiều ghi chép cho thấy, khi người Tasmania lần đầu tiên nhìn thấy người Châu Âu câu cá, họ đã tỏ vẻ vô cùng ngạc nhiên. May mắn thay, người Tasmania vẫn chưa mất đi kỹ năng quan trọng nhất trong việc tạo lửa. Nếu không, họ sẽ hoàn toàn mất đi trình độ của họ còn thua kém cả trình độ của người nguyên thủy trong thời đại đồ đá cũ.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 12.

    Trong những năm 1860, bốn người Tasmania bản địa cuối cùng.

    Dù lạc hậu như vậy nhưng ngoại hình và tâm trí của người Tasmania vẫn gần giống như người hiện đại. Khi người Châu Âu đến, họ đã rất háo hức bước vào "chế độ học tập nhanh" và chấp nhận nhiều công nghệ tiên tiến.

    Chỉ tiếc rằng cuối cùng họ đã bị đánh bại bởi sự tàn sát và dịch bệnh do thực dân Châu Âu mang lại. Ở thời điểm hiện tại, không có người Tasmania thuần chủng nào còn sống.

    Trong mắt những người Châu Âu da trắng thời điểm đó, việc thuộc địa hóa nơi đây thậm chí không phải là một cuộc chiến, thay vào đó là sự "nghiền nát" của một nền văn minh cấp cao đối với một nền văn minh cấp thấp khác.

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 13.

    Người Tasmania bản địa cuối cùng.

    Đánh giá trường hợp của người Tasmania, có thể thấy việc bị cô lập không phải là thiên đường, thay vào đó nó là một thảm họa của sự suy thoái nền văn minh. Không ai biết điều gì đã xảy ra ở Tasmania, nhưng có thể thấy nền văn minh của họ đã mất dần theo thời gian. Nhà khảo cổ học Reese Jones mô tả đây là một ví dụ về "sự kìm hãm phát triển tư duy lâu dài".

    Trong nghiên cứu nhân chủng học, hiện tượng không thể truyền lại công nghệ và nền văn minh hiện có cho thế hệ sau do môi trường khép kín và quy mô dân số nhỏ được gọi là "hiệu ứng Tasmania".

    Hậu tận thế: Hiệu ứng đảo cô lập có thể giết chết nền văn minh của nhân loại! - Ảnh 14.

    Tuy nhiên, sự suy thoái của nền văn minh trên đảo Tasmania hoàn toàn không phải là trường hợp cá biệt. Từ thế kỷ 20, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trên nhiều hòn đảo cô lập, một số công nghệ kỹ thuật cũng đã bị mất dần theo thời gian.

    Từ hồ sơ hóa thạch, tỷ lệ đánh mất nền văn minh nhân loại trên Trái Đất lớn đến mức đáng ngạc nhiên. "Nền văn minh đã mất" là một khái niệm vô cùng hấp dẫn, theo lý thuyết, khoảng vài trăm người là đủ để tiếp tục giúp nhân loại sinh tồn và khôi phục số lượng. Nhưng đối với nền văn minh đã bị cô lập thì nó sẽ dần dần suy thoái và diệt vong.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày