Thứ sáu tuần trước, hai ngày trước ngày của bố, ứng dụng Google Photos đã gửi một thông báo gợi ý người dùng tạo một video kỷ niệm dành cho bố. Đây sẽ là một hành động đầy ý nghĩa nếu như Google không gửi thông báo này cho cả những người dùng không còn bố.
Phần lớn hoạt động kinh doanh của Google được xây dựng trên những gì họ có thể thu thập, học được từ người dùng. Công ty này chiếm hơn 60% doanh thu của thị trường quảng cáo tìm kiếm toàn cầu và kiếm tiền bằng cách cung cấp quảng cáo dựa trên những gì họ biết về người dùng.
Nhưng khi Google bắt đầu thử và đưa tự động hóa vào các mối quan hệ cá nhân thì chúng ta mới biết họ thực sự hiểu quá ít về cuộc sống của chúng ta. Google Photos có mạng nơ-ron đủ mạnh để sắp xếp ảnh của chúng ta theo khuôn mặt nhưng không đủ thông minh để hiểu rằng trong album ảnh của một số người không hề có ảnh của bố.
Nếu Google phân tích tất cả tin nhắn và email của người dùng thì chắc chắn họ sẽ biết không nên gửi thông báo như trên cho ai. Nhưng điều này đặt ra một câu hỏi lớn hơn: Thông báo như trên có gây thất vọng cho một số người dùng tới nỗi họ sẵn sàng đánh đổi sự riêng tư để không bao giờ nhận được những thứ tương tự?
Về cơ bản, thông báo của Google không gây hại quá lớn. Đây không phải lần đầu công ty công nghệ gây bực cho người dùng khi gửi thông báo không phù hợp hoặc vô tình tiết lộ rằng họ biết quá nhiều về người dùng.
Năm ngoái, trợ lý Google Now đã bày tỏ sự đồng cảm với một người dùng sau khi người thân trong gia đình anh qua đời. Năm 2014, Office Depot đã tiết lộ rằng họ thu thập dữ liệu về cái chết của một đứa trẻ...
Năm 2012, hệ thống phiếu giảm giá tự động của Target đã vô tình tiết lộ với một ông bố rằng con gái của ông ta đang mang thai. Dựa trên thói quen mua sắm của cô con giá, hệ thống này đã liên tiếp gửi các email về các chương trình giảm giá của sản phẩm dành cho trẻ em. Đôi khi, các công ty công nghệ lại hiểu chúng ta hơn cả những người thân quen.
Facebook, mạng xã hội lớn nhất hành tinh, cũng đã gửi nhắc nhở về ngày của bố cho người dùng và đương nhiên nhắc nhở này cũng gây phiền toái cho những ai đã mất đi người cha của mình. Tính năng "Vào ngày này" của Facebook cũng bị tẩy chay khi thường xuyên gợi lại những kỷ niệm đáng quên của người dùng.
Đây cũng không phải lần đầu Google gửi thông báo gây phiền toái cho người dùng vào ngày của bố. Năm 2011, hãng này đã thêm một nhắc nhở ngay đầu trang tìm kiếm Google Search, khuyến khích người dùng liên hệ với bố bằng Gmail. Không nói thì chắc các bạn cũng biết, nhắc nhở này cũng khiến những người dùng không còn bố phát bực.
Không hiểu tại sao Google lại quyết định tung ra một tính năng tương tự trong năm nay. Có thể hãng này quyết định làm vậy vì nhiều người dùng muốn được nhắc nhở về những ngày lễ như ngày của bố. Chúng ta để công nghệ trở thành một phần cuộc sống bởi nó thường giúp cuộc sống dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều mà chúng ta vẫn đang phải suy nghĩ là công nghệ cần hiểu về chúng ta tới mức nào để làm tốt công việc của chúng.
Theo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon