PGS Thuấn cho biết các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tỷ lệ sống trên 5 năm rất ít, bệnh nhân phải điều trị lại kéo dài, nguy cơ tái phát cao và đặc biệt chi phí để điều trị tốn kém.
Điểm mặt 5 bệnh ung thư phổ biến nhất
Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến con số này sẽ vượt qua 190.000 ca vào năm 2020. Mỗi năm có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày.
Theo số liệu này, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người, ngang với tỉ lệ tại các nước Phần Lan, Somalia, Turmenistan.
Bệnh ung thư và một loại bệnh nguy hiểm, nhiều thể loại, tiến triển bệnh rất phức tạp nên việc chẩn đoán, điều trị, dự phòng ung thư đòi hỏi phải tiếp cận nhiều với các công nghệ hiện đại nhằm giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong.
PGS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K Trung ương – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phòng chống ung thư Việt Nam cho biết, xu hướng các bệnh ung thư đều gia tăng nhanh chóng từ năm 2000 trở lại đây.
Số liệu thống kê tại 6 địa điểm chính là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên- Huế, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy bệnh nhân ung thư gia tăng theo các năm.
Bệnh nhân khám ở Bệnh viện K Hà Nội. (Ảnh minh họa)
PGS Thuấn cho biết, các bệnh ung thư phổ biến đứng đầu là ung thư phổi ở nam giới. Số ca mắc ung thư phổi năm 2000 chỉ là 6.905 ca với 29,3 người/10 0 nghìn dân, đến năm 2010 số ca mắc đã là 14.652 ca và tỷ lệ mắc là 35,1 ca/100 nghìn dân. PGS Thuấn ước tính đến năm 2020 số ca mắc sẽ là 22.938 ca.
Ở nữ giới, ung thư phổi cũng gia tăng nhanh. Dù ung thư phổi được xác định 90 % là do khói thuốc, phụ nữ không hút thuốc nhưng vẫn có nguy cơ mắc. GS Thuấn đặc biệt lo ngại về tình trạng hút thuốc lá thụ động.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu và Phòng chống ung thư, số ca mắc ung thư phổi năm 2000 chỉ khoảng 2.001 ca, tỷ lệ mắc 6,5 người/100 nghìn dân thì đến năm 2010 số ca đã lên tới 5.709 ca và tỷ lệ mắc 13,9/100 nghìn người dân. Ước tính năm 2020 số ca mắc ung thư phổi ở nữ giới là 11.656 ca.
Đứng thứ hai là bệnh ung thư dạ dày với số ca mắc năm 2000 chỉ có 5.711 ca đến năm 2010 tăng gấp đôi là 10.394 ca, ước tính năm 2020 số ca mắc sẽ là 11502 ca. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nữ thấp hơn ở nam giới nhưng cũng gia tăng nhanh. Từ con số 3.418 năm 2000, 10 năm sau số ca mắc ung thư dạ dày ở nữ giới đã lên 4.728
Tiếp đến là bệnh ung thư gan ở nam giới với số ca mắc là 5.787 ca. Năm 2010 tổng số ca mắc ung thư gan là 9.372 ca, tỷ lệ số người mắc trên 100 nghìn dân là 23,6 người. Ước tính đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ lên tới 11.030 ca mắc.
Theo các chuyên gia tỷ lệ ung thư gan ở nam giới cao hơn nữ vì ngoài nguyên nhân mắc viêm gan vi rút, đàn ông thường có thói quen uống rượu, hút thuốc lá, lại nhâm nhi lạc rang, các loại ngũ cốc khi uống bia rượu. Đủ các yếu tố rượu, nấm mốc từ ngũ cốc, viêm gan liên thủ lại tấn công lá gan khiến bệnh ung thư gan ở nam giới tăng nhanh.
Ung thư phổi đứng đầu ở nam giới và đứng hàng thứ 3 ở nữ giới
Căn bệnh ung thư đứng hàng thứ tư ở nam giới đó là ung thư đại trực tràng, số ca mắc năm 2000 là 2.878 ca, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng gần gấp 3 là 7.568, tỷ lệ người mắc 100 nghìn dân là 19 người và đến năm 2020 sẽ là 13.269 ca.
Chỉ trong vòng 20 năm, tỷ lệ bệnh nhân ung thư đại trực tràng gấp 5 lần. Ung thư đại trực tràng ở nữ giới tỷ lệ tăng chóng mặt. Chỉ 10 năm, số ca mắc tăng gần gấp 3 lần. Năm 2000 số liệu nghiên cứu chỉ 2.566 ca, đến năm 2010 số ca ghi nhận đã lên 6.110 ca, số người mắc trên 100 nghìn dân là 14,7 người. Ước tính, đến năm 2020 số ca mắc này sẽ tăng lên 11.124 ca.
Trong đó, đáng báo động nhất là ung thư vú ở nữ giới. Đây là căn bệnh đứng đầu bảng về các bệnh ung thư ở nữ. Năm 2000 số ca mắc ung thư vú ở Việt Nam chỉ có 5.536 ca, tỷ lệ số người mắc trên 100 nghìn dân là 17,4.
10 năm sau vào năm 2010 theo thống kê số bệnh nhân đã tăng hơn gấp đôi lên 12.533 ca, tỷ lệ số người mắc/100 nghìn dân là 29,9 người. Với đà tăng như hiện nay, đến năm 2020 số ca mắc ung thư vú sẽ lên tới 22.612 ca mắc.
Hầu hết các bệnh nhận đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn
Hiện nay, theo Viện Nghiên cứu và Phòng chống ung thư, chỉ có hai bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung có số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn I và II là đạt xấp xỉ 50 %, còn lại đều ở giai đoạn muộn III và IV.
Cá biệt, ung thư gan số ca đến khám sớn chỉ có 12,2 %, ung thư dạ dày chỉ có 13,1 %, phổi phế quản là 15,7 %, ung thư vòm mũi họng là 19,9 % số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn I và II. Chính vì phát hiện muộn nên việc điều trị ung thư ở Việt Nam rất khó khăn.
PGS Thuấn cho biết, các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tỷ lệ sống trên 5 năm rất ít, bệnh nhân phải điều trị lại kéo dài, nguy cơ tái phát cao và đặc biệt chi phí để điều trị tốn kém. Các bệnh nhân đều phải thực hiện nhiều phương pháp điều trị kết hợp vừa tốn thời gian và cả tiền bạc.
Trong khi đó, để phát hiện sớm ung thư, ngoài lắng nghe cơ thể mình, các chuyên gia y tế đều cho rằng việc khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm ung thư ở Việt Nam còn rất thấp, đặc biệt là các vùng nông thôn, người dân hầu như không có thói quen kiểm tra sức khoẻ. Chỉ khi nào có dấu hiệu của bệnh mọi người mới vào viện, lúc đó bệnh đã ở giai đoạn tiến triển.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phòng chống ung thư Việt Nam, kiến thức của người dân về nguy cơ ung thư còn thấp, tỷ lệ người dân biết được từ 4 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư chỉ chiếm 22,3 %, 19,7 % không kể được bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo ung thư.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon