Hình ảnh tuyết đỏ như máu tại Nam Cực sau khi được đăng tải đã nhanh chóng gây sốt trên mạng Internet, khi phần lớn dân mạng đều tỏ ra sửng sốt trước cảnh tượng như trong phim kinh dị này.
Mới đây, bộ Giáo dục và Khoa học Ukraina đã cho đăng tải lên Facebook các ảnh chụp tuyết đỏ như máu tại trạm nghiên cứu Vernadsky ở Nam cực. Theo cơ quan này, các nhà khoa học Ukraine ở Nam Cực đã bị sốc khi thức dậy và phát hiện hiện tượng kỳ lạ trên, vốn đã kéo dài được khoảng 2 tuần. Hình ảnh sau khi được đăng tải đã nhanh chóng gây sốt trên mạng Internet, khi phần lớn dân mạng đều tỏ ra sửng sốt trước cảnh tượng như trong phim kinh dị này.
Màu đỏ như máu loang lổ khắp nhiều khu vực ở Nam cực
Tuy nhiên, theo lý giải của các chuyên gia, hiện tượng này hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo lắng. Không chỉ ở Nam cực, hiện tượng này cũng từng xuất hiện ở Bắc Cực, dãy Alps, và các khu vực núi non hiểm trở khác. Nhà leo núi, nhà thám hiểm Aristotle là người đầu tiên ghi nhận về hiện tượng tuyết máu từ nhiều thế kỷ trước. Ban đầu ông không rõ về nguyên nhân gây ra hiện tượng lạ. Mãi về sau, khoa học mới tìm ra được thủ phạm khiến tuyết biến đổi màu sắc do loại tảo biển tí hon sở hữu lớp carotene màu đỏ, có tên gọi Chlamydomonas Nivalis.
Hình ảnh quan sát dưới kính hiển vi của tảo Chlamydomonas Nivalis
Đây là một loại tảo màu xanh phát triển mạnh ở vùng nước lạnh và đóng băng, có chứa sắc tố đỏ giúp bảo vệ loài tảo này khỏi bức xạ tia cực tím của Mặt trời. Thông thường, loại tảo này nằm sâu dưới tuyết vào mùa đông nhưng trồi lên bề mặt để sinh sản khi thời tiết trở nên ấm hơn. Chính sắc tỏ đỏ khi kết hợp với sắc tố xanh của tảo đã khiến bề mặt tuyến bao phủ chuyển sang màu hồng / đỏ.
Tuyết Nam Cực hóa đỏ do tảo Chlamydomonas nivalis màu đỏ sinh sôi
Hiện tượng tuyết chuyển sang màu đỏ do tảo Chlamydomonas nivalis gây ra được gọi là "tuyết dưa hấu" do có mùi giống quả dưa hấu hoặc "tuyết máu' do có màu đỏ như máu. Do biến đổi khí hậu, thời tiết tại Nam Cực đang ấm áp bất thường dẫn đến hiện tượng trên xuất hiện sớm, theo các nhà khoa học. Đáng chú ý, tảo hlamydomonas Nivalis cũng hấp thụ ánh sáng mặt trời làm khu vực xung quanh nóng hơn, khiến các tảng băng tan nhanh hơn. Loài tảo này cũng rất độc hại với con người nếu tiếp xúc phải.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, Bán đảo Nam Cực đang là một trong những vùng "nóng lên nhanh nhất" của Trái Đất. Nhiệt độ ở đây trung bình tăng 3 độ C trong 50 năm qua.
Tham khảo Daily Mail.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Startup của Elon Musk gây chấn động: Người bị liệt giờ đây có thể điều khiển cánh tay robot 'chỉ bằng suy nghĩ'!
Khi được cấy ghép, thiết bị có thể ghi lại và truyền tín hiệu từ não không dây đến một ứng dụng, nơi các tín hiệu này được giải mã thành các lệnh điều khiển
Huawei Mate 70 chính thức ra mắt: Thiết kế viền titan, nâng cấp camera, vẫn hỗ trợ Android, giá từ 19,2 triệu đồng