Giấc mơ làm máy bay hydro của Airbus vỡ tan: 'Đốt' 1,7 tỷ USD và 5 năm phát triển trong vô ích, phải 2 thập kỷ nữa mới khả dụng
Airbus đã đặt cược táo bạo nhưng chưa thành.
- Tại sao lại phải treo ngược tê giác khi di chuyển chúng bằng máy bay?
- Vì sao chiếc máy bay Boeing 737 lại là dòng máy bay thương mại được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không?
- Vietnam Airlines và VNPT mang internet lên máy bay như thế nào?
- 120 máy bay mắc kẹt trên không, phi công "không biết hạ cánh ở đâu" sau vụ hoả hoạn tại sân bay lớn nhất London
- Máy bay không người lái 100% ‘made in China’ chính thức cất cánh trên bầu trời Trung Quốc, chở ‘ngon ơ’ 1 tấn hàng bay trong phạm vi 1.000 km khiến thế giới ngỡ ngàng

Năm năm trước, Airbus đã đặt cược táo bạo: Dự định cho ra mắt một chiếc máy bay chạy bằng hydro không phát thải trong vòng 15 năm. Kế hoạch này, nếu thành công, sẽ đánh dấu cuộc cách mạng lớn nhất lịch sử công nghệ hàng không kể từ khi thế giới có động cơ phản lực.
Tuy nhiên hiện tại, Airbus tạm hoãn tham vọng của mình. Công ty đã cắt giảm 25% ngân sách của dự án, phân bổ lại nhân viên và trì hoãn kế hoạch của mình tới 1 thập kỷ.
Cùng với Airbus, gã khổng lồ dầu mỏ BP gần đây cũng đã tuyên bố cắt giảm chi tiêu cho năng lượng tái tạo và quay trở lại nhiên liệu hóa thạch. Porsche cũng thu hẹp tham vọng hoàn toàn bằng điện của mình và đầu tư vào những chiếc xe động cơ đốt trong mới, với lý do nhu cầu của người tiêu dùng thấp hơn dự kiến.
Airbus đã chi hơn 1,7 tỷ USD cho dự án xanh, song trong năm qua kết luận rằng những thách thức về kỹ thuật và việc tiếp nhận hydro chậm chạp trong nền kinh tế nói chung khiến cho chiếc máy bay phản lực không thể sẵn sàng vào năm 2035.
Sự thất bại này là giáng một đòn nặng nề vào giấc mơ hàng không sạch, song phía Airbus cho biết 5 năm qua không hề lãng phí. Công ty xác định rằng hydro khả thi về mặt kỹ thuật và việc trì hoãn dự án sẽ giúp doanh nghiệp có thêm thời gian để tinh chỉnh công nghệ.
“Đích đến của chúng tôi không thay đổi”, Bruno Fichefeux, người đứng đầu các chương trình tương lai của Airbus, cho biết. “Để đến được đó, chúng tôi cần phải điều chỉnh theo thực tế”.

Airbus lần đầu tiên công bố 3 máy bay chạy bằng hydro vào cuối năm 2020. Chiếc máy bay tham vọng này sẽ chở 200 hành khách và có phạm vi hoạt động lên tới 2.000 hải lý - đủ để bay từ New York đến Las Vegas.
“Đây là thời khắc lịch sử”, Tổng giám đốc điều hành Airbus Guillaume Faury phát biểu vào thời điểm đó. “Chúng tôi dự định sẽ đi tiên phong trong quá trình chuyển đổi quan trọng nhất mà ngành công nghiệp này”.
Khi ấy, Tổng giám đốc điều hành Airbus Guillaume Faury quyết tâm vượt qua sự hoài nghi đối với dự án máy bay chạy bằng hydro, trong bối cảnh loạt hãng hàng không và nhà cung cấp đặt câu hỏi về mức độ khả thi của mục tiêu năm 2035. Có rất nhiều thách thức về mặt kỹ thuật. Máy bay sẽ cần lưu trữ hydro dạng lỏng ở nhiệt độ âm 423 độ. Tải trọng nhiên liệu và thiết bị nặng có thể sẽ ảnh hưởng đến sức chứa ghế ngồi và phạm vi hoạt động.
Ngoài ra, một chiếc máy bay chạy bằng hydro sẽ cần một chuỗi cung ứng mới để sản xuất nhiên liệu với số lượng đủ lớn, vận chuyển và lưu trữ an toàn tại các sân bay. Các giám đốc điều hành tại Boeing, công ty đã khám phá hydro trong nhiều năm, đã rất bực bội.
“Chúng tôi không nghĩ hydro là câu trả lời”, CEO khi đó của Boeing là David Calhoun đã nói.
Bất chấp sự hoài nghi, Faury vẫn quyết tâm. Là một kỹ sư được đào tạo, người đàn ông quốc tịch Pháp này đã cố gắng thuyết phục ban lãnh đạo của Airbus coi trọng hydro ngay cả trước khi trở thành CEO. Ông đề cập đến điều này thường xuyên đến nỗi một số giám đốc điều hành bắt đầu thấy ngán ngẩm.
Một phần động lực của Faury đến từ thời gian ông làm giám đốc nghiên cứu và phát triển tại Peugeot, hãng sản xuất ô tô của Pháp, vào giữa những năm 2010. Ngành công nghiệp ô tô đã bị bất ngờ trước sự gia tăng của xe điện và Faury cảm giác rằng Airbus có thể phải đối mặt với một cuộc chiến tương tự.
Dự án hydro sau đó giúp Airbus tiếp cận thêm nguồn tài trợ của chính phủ cũng như nguồn tài chính xanh tư nhân. Tiền chảy vào các công ty có chứng chỉ xanh, gây ra rủi ro tiềm ẩn cho ngành hàng không, chiếm từ 2% đến 3% lượng khí thải carbon toàn cầu.
Tuy nhiên, đến năm ngoái, Airbus bắt đầu nhận ra vấn đề.
Khái niệm 200 chỗ ngồi ban đầu, dựa vào việc cung cấp hydro trực tiếp vào động cơ phản lực thông thường, về cơ bản là có sai sót: Quá trình đốt cháy vẫn sẽ tạo ra khí thải NOx. Theo những người quen thuộc với dự án, các nhà sản xuất động cơ cũng do dự không muốn đầu tư mạnh vào dự án.
Thay vào đó, Airbus chuyển trọng tâm sang pin nhiên liệu hydro, sử dụng phản ứng hóa học để tạo ra năng lượng cho động cơ điện. Nó sẽ chỉ tạo ra hơi nước, nhưng yêu cầu thiết kế lại toàn diện hơn đối với khung máy bay và hệ thống đẩy. Máy bay sẽ chỉ chở được 100 hành khách trong khoảng 1.000 hải lý. Theo thời gian, ngay cả điều đó cũng khá thách thức vì trọng lượng tăng thêm của pin nhiên liệu và khả năng tạo ra điện hạn chế.
Vào đầu tháng 2, Airbus thừa nhận ngân sách của dự án hydro đang bị cắt giảm. Cuối tháng đó, Faury cho biết dự án vẫn chưa tạo ra được một chiếc máy bay khả thi về mặt thương mại cạnh tranh về giá cả và hiệu suất. Các kỹ sư sẽ bắt đầu một “vòng phát triển” thứ hai để tìm ra câu trả lời còn bỏ ngỏ.
Nhiều chuyên gia xem máy bay điện chỉ là giấc mơ xa vời do pin quá nặng và mật độ năng lượng thấp. Trong khi đó, tính khả thi của nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) cũng bị nghi ngờ.
Hydro từng được kỳ vọng là giải pháp tuyệt vời để giảm khí thải trong ngành hàng không vì sự dồi dào, quá trình đốt cháy sạch và khả năng tương thích với động cơ hiện tại. Hydro có thể được tạo ra từ nước, sử dụng trong tuabin phản lực thông thường và chỉ thải ra hơi nước khi đốt.
Ngành hàng không châu Âu dự đoán hydro sẽ cung cấp năng lượng cho 20% tổng số chuyến bay vào năm 2050. Tuy nhiên, do còn nhiều thách thức, hydro tỏ ra khó khai thác thương mại hơn dự kiến. Đây có lẽ sẽ không phải là giải pháp hữu hiệu trong 2 thập kỷ tới đây.
Theo: WSJ, CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Microsoft dự đoán 5 năm nữa, người mới đi làm sẽ điều phối cả đội AI - doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng theo kịp?
VTV.vn - Theo Microsoft, AI không phải là mối đe dọa mà là phần bổ sung. Một số công việc cũ sẽ biến mất, nhưng những công việc mới sẽ xuất hiện, và phần lớn sẽ tiến hóa cùng AI.
Tích hợp AI vào công ty mẹ của KFC, NVIDIA hứa hẹn thay đổi mãi mãi dịch vụ đồ ăn nhanh