Gặp Jane Manchun Wong, nữ hacker 23 tuổi tìm ra các bí mật mà các gã khổng lồ công nghệ như Facebook chưa muốn bật mí
Bằng kỹ nghệ đảo ngược, Jane Manchun Wong thường phát hiện ra những tính năng mà Facebook và các công ty khác đang bí mật phát triển.
Jane Manchun Wong là một người hướng nội, ngại xuất hiện trước đám đông. Nhưng trong thế giới những người đam mê kỹ nghệ đảo ngược ứng dụng, nữ hacker 23 tuổi người Hồng Kông là một người nổi tiếng.
Jane Manchun Wong
Tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Massachusetts Dartmouth, Wong tự tạo nên tên tuổi cho bản thân trong giới công nghệ bằng cách tìm ra các tính năng bí mật mà Facebook, Instagram và Snapchat muốn giữ kín. Thông thường, Wong hay tìm ra các tính năng mà những công ty công nghệ đang phát triển, chưa muốn công bố ra ngoài.
"Khi một bản cập nhật mới của ứng dụng được phát hành, bạn phải cố gắng đảo ngược mã nguồn của nó. Công việc ấy rất khó khăn nhưng thật thú vị khi hoàn thành nó", Wong nói.
Wong phát hiện ra một tính năng mới mà LinkedIn đang thử nghiệm
Wong là người đầu tiên phát hiện ra Facebook Messenger đang thử nghiệm tính năng thu hồi tin nhắn đã gửi. Cô cũng là người khám phá ra Instagram đang nghiên cứu cách cho phép người dùng định vị bài viết và stories theo vị trí, giới hạn khả năng hiển thị nội dung cho các quốc gia và khu vực cụ thể.
Nhiều tờ báo công nghệ theo dõi các bài đăng của cô trên Twitter và một số còn đề xuất trả tiền để cô cung cấp thông tin riêng cho họ. Tuy nhiên, Wong luôn từ chối các đề nghị đó.
"Tôi nghĩ rằng những thông tin như thế này nên được cung cấp miễn phí và dễ tiếp cận cho mọi người vì vậy tôi chỉ muốn đăng chúng lên Twitter", Wong nói. "Tôi không làm điều này vì tiền".
Mục tiêu của Wong là nắm được những gì các công ty công nghệ làm với dữ liệu của chúng ta.
Có lần cô phát hiện ra rằng những người dùng cấp quyền truy cập vào dữ liệu vị trí và dữ liệu điện thoại cho Facebook trên Android cũng cho phép ứng dụng này quét và gửi các dữ liệu như thông tin tháp di động gần đó cũng như mạng WiFi có sẵn trong khu vực về máy chủ của họ. Những thông tin này có thể được sử dụng để xác định chính xác hơn nơi sinh sống của người dùng và thậm chí cả hàng xóm của họ, Wong nói.
"Các ứng dụng này có trên điện thoại của tôi và tôi muốn biết chính xác các công nghệ đang có trên điện thoại của mình và cách họ sử dụng nó để thu thập dữ liệu đằng sau các ghi chú cập nhật "sửa lỗi và cải tiến khá mơ hồ", cô nói. "Không biết các ứng dụng đang làm gì trên điện thoại giống như có một chiếc hộp bị bịt kín, niêm phong kỹ trong nhà và bạn không biết trong đó có chứa gì".
Wong kể lại rằng cô quan tâm tới máy tính từ khi còn nhỏ. Khi lên 7 tuổi, cha mẹ cô cho phép cô lên mạng nhưng theo dõi khá chặt chẽ, cài đặt chế độ kiểm soát trên Internet Explorer vì sợ rằng cô sẽ truy cập vào các trang web độc hại.
Cô thường xuyên tìm ra các tính năng Facebook đang phát triển cho Messenger, trợ lý ảo xuất hiện khi gọi video là một trong những tính năng đó
Không nản lòng, Wong "vượt tường" bằng cách cài đặt trình duyệt Firefox. Điều này khiến cha mẹ cô tức giận và quyết định đặt mật khẩu trên hệ điều hành Windows. Một lần nữa, Wong không bỏ cuộc, cô tìm đến thư viện và mượn một cuốn sách về hệ điều hành Linux kèm đĩa cài và cuối cùng cô tìm ra cách cài Linux để dùng thay cho Windows.
"Cha mẹ đã không thể ngăn cản tôi, tôi đã rất quyết tâm", cô vừa kể vừa cười khúc khích. "Họ thậm chí cố gắng cài đặt mật khẩu trên máy tính năng tôi đã thiết lập lại toàn bộ bo mạch chủ để vượt qua và cuối cùng họ phải cho tôi dùng máy tính thoải mái nhưng không có kết nối internet".
Bây giờ, bất cứ khi nào các công ty công nghệ Mỹ phát hành một bản cập nhật mới cho phần mềm của họ, Wong đều dành từ 30 phút với vài tiếng để lục lọi mã nguồn của chúng để xem có gì mới mẻ hay không.
Wong đã từng thử đảo ngược mã nguồn của các ứng dụng Trung Quốc như Musical.ly (hiện đã sáp nhập với TikTok) nhưng cô nói rằng không tìm ra bất cứ thứ gì đặc biệt khiến cô chú ý. Cô chưa từng thử đảo ngược mã nguồn WeChat của Tencent, ứng dụng có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, bởi vì cô cảm thấy không thoải mái với tính năng bắt buộc xác minh danh tính cũng như cơ chế kiểm duyệt của nó.
Wong tìm ra Facebook đang nghiên cứu Selfie Mode cho Messenger
Là phụ nữ và sinh ra lớn lên ở châu Á, Wong là "của hiếm" trong bối cảnh nam giới thống trị lĩnh vực công nghệ. Điều này khiến cô phải chịu nhiều sự công kích cá nhân và đôi khi người ta còn nghi ngờ rằng cô không làm việc độc lập.
"Đôi khi có những người trong cộng đồng nghi ngờ công việc của tôi và nghi ngờ rằng có một nhóm chuyên gia giúp tôi đảo ngược mã nguồn ứng dụng", Wong nói. "Mọi người cần phải hiểu rằng giới tính không ảnh hưởng tới khả năng của một người trong lĩnh vực công nghệ, đàn ông và phụ nữ đều có khả năng như nhau".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng