Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini, ông Bùi Quang Ngọc, Tổng Giám đốc FPT đã đề xuất hỗ trợ tạo điều kiện cho FPT tham gia phát triển và cung cấp các dịch vụ CNTT như nhà máy thông minh, giao thông thông minh, giáo dục, bảo hiểm y tế tại Slovakia.
Ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc FPT trao quà lưu niệm cho Phó Thủ tướng Slovakia |
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ ngày 25 đến 29/11 năm 2017, Phó Thủ tướng phụ trách đầu tư và CNTT của Slovakia, ngài Peter Pellegrini đã thăm và làm việc với FPT. Cùng tham gia đoàn có Bộ trưởng Bộ Kinh tế, ông Peter Žiga; Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Peter Kažimír và Đại biện lâm thời Sứ quán Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam, ông Lê Hồng Quang.
Ngài Phó Thủ tướng khẳng định lĩnh vực CNTT là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế Slovakia và hoan nghênh đầu tư của FPT tại Slovakia.
Chia sẻ về hoạt động của FPT tại Slovakia, lãnh đạo FPT cho biết, trong chiến lược toàn cầu hóa của FPT, cùng với Mỹ, Nhật Bản, châu Âu là một trong ba thị trường trọng điểm. Trong đó, Slovakia là động lực phát triển quan trọng tại thị trường châu Âu.
Cũng tại buổi làm việc, ông Bùi Quang Ngọc, Tổng Giám đốc FPT đã đề xuất với Phó Thủ tướng Slovakia về việc hỗ trợ cấp visa cho người Việt Nam sang làm việc tại Slovakia và hỗ trợ tạo điều kiện cho FPT tham gia phát triển và cung cấp các dịch vụ CNTT như nhà máy thông minh, giao thông thông minh, giáo dục, bảo hiểm y tế tại Slovakia. Ông Ngọc cũng khẳng định, FPT sẽ đẩy mạnh sự phát triển của FPT Slovakia không chỉ như một thị trường quan trọng đối với FPT mà còn là một trung tâm cung cấp dịch vụ cho toàn cầu.
Hiện tại ở Việt Nam. FPT đang đi đầu trong việc triển khai ứng dụng Cách mạng 4.0 và đang đóng vai trò đầu tầu thúc đẩy lĩnh vực này phát triển.
Đáp lại đề xuất của lãnh đạo FPT, Phó Thủ tướng Slovakia khẳng định sẽ khẩn trương làm việc với các cơ quan hữu quan để tìm gia giải pháp về vấn đề visa làm việc cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Slovakia. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Slovakia cũng cho biết, "Slovakia cũng đang tiến hành đồng loạt các biện pháp đồng bộ để cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng các cụm công nghiệp. Hy vọng những việc này sẽ tạo điều kiện cho FPT Slovakia phát triển". Đồng thời, ngài Peter Pellegrini cũng mong muốn khi FPT Slovakia khi mở rộng quy mô hơn nữa vẫn sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện tại Slovakia để tận dụng được những điều kiện hỗ trợ tốt nhất từ Chính phủ Slovakia cũng như nguồn nhân lực đủ trình độ chất lượng.
FPT thành lập công ty FPT Slovakia vào năm 2014 thông qua thương vụ mua bán sáp nhập với công ty RWE IT Slovakia, đơn vị thành viên của tập đoàn năng lượng RWE. Hiện FPT Slovakia có gần 400 CBNV làm việc tại Slovakia, Czech, Đức và Viêt Nam. Năm 2014, FPT Slovakia đã giúp FPT tăng trưởng doanh thu 117% tại thị trường châu Âu, tương đương 19,8. Năm 2017, doanh thu từ thị trường châu Âu của FPT dự kiến đạt khoảng 30 triệu USD, trong đó, FPT Slovakia đóng góp trên 40%.
Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ cho tập đoàn RWE, FPT Slovakia cũng đang triển khai một số dự án lớn cho khách hàng lớn khác trong lĩnh vực năng lượng, logistics, chế tạo ô tô, công nghiệp… FPT hiện có mặt tại 21 quốc gia với quy mô nhân lực gần 32.000 người.
Hồi tháng 7/2016, Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với 18 doanh nghiệp lớn tháp tùng Thủ tướng Slovakia sang thăm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT và truyền thông, đồng thời thiết lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia thị trường. Với những yếu tố đó, Việt Nam bước đầu đã đạt được những thành công quan trọng, hiện Việt Nam đang được coi là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á và trở thành một thị trường có khả năng cạnh tranh cao trên thế giới.
Tại buổi làm việc này, đại diện doanh nghiệp của Slovakia cũng đã giới thiệu những tiềm năng mà các doanh nghiệp của Việt Nam và Slovakia có thể hợp tác như lĩnh vực về chính phủ điện tử, các ứng dụng CNTT trong cách ngành như ngân hàng, hàng không hay sản xuất các chương trình truyền hình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon