Phía Toshiba sẽ có thể mở rộng hoạt động hoặc bù đắp cho các khoản thua lỗ với khoản tiền thu được từ việc bán mảng kinh doanh này.
Nhà sáng lập tập đoàn Đài Loan Foxconn nói rằng ông đang “rất nghiêm túc” về việc mua lại mảng kinh doanh chip nhớ của Toshiba. Trong khi đó, phía Toshiba lại đang lên kế hoạch bán một vài hoặc tất cả mảng hoạt động của mình để bù đắp cho những khoản thua lỗ và cũng đang gửi lời chào mua tới cho các nhà đầu tư.
Chủ tịch Terry Gou nhận thấy cơ hội với mảng chip nhớ của Toshiba giống với trường hợp của Sharp. Phía Toshiba sẽ có thể mở rộng hoạt động hoặc bù đắp cho các khoản thua lỗ với khoản tiền thu được từ việc bán mảng kinh doanh này. Trong khi với Foxconn, chip nhớ flash sẽ được sử dụng để tăng cường chất lượng cho sản phẩm như màn hình độ phân giải cao 8K.
Cổ phiếu Toshiba đã tăng 4,5% trên sàn giao dịch Tokyo vào thứ 5. Trước đó, cả năm cổ phiếu của công ty này đã chứng kiến sự sụt giảm 25%.
Chủ tịch Gou cũng có những động thái tương tự khi mua lại Sharp. Với thương vụ này, ông nhận thấy cơ hội có thể tái thiết lại công ty Nhật Bản đang gặp khó khăn và hơn nữa lại có thêm nhiều quyền kiểm soát chuỗi cung ứng cho các sản phẩm điện tử iPhone của Apple hay PlayStation của Sony.
Với mảng chip nhớ của Toshiba, Foxconn có thể có cả công nghệ chip nhớ và màn hình cũng như dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng. Toshiba đang gửi lời chào bán mảng này với giá khoảng 13 tỷ USD.
Sharp và Foxconn hiện cũng đang cân nhắc mở rộng sản xuất màn hình tại Mỹ mặc dù Gou nói rằng dự án này vẫn chưa chốt phương án cuối cùng. Foxconn vẫn chưa quyết định địa điểm đặt nhà máy bởi điều này còn phụ thuộc vào chính sách thuế mới của chính quyền ông Trump.
Lời chào bán của Toshiba diễn ra trong bối cảnh giá chip nhớ đang tăng. Giá hợp đồng cho loại chip TLC NAND 128 GB đã tăng 58% kể từ tháng 6.
“Chúng tôi đang ở giai đoạn cao trào của thị trường chip nhớ”, theo Anand Srinivasan – một chuyên gia phân tích tại Bloomberg. "Giá đang tăng cao và thậm chí khó mà đáp ứng đủ nguồn cung".
“Chúng tôi có thể giúp Toshiba xây dựng nhà máy tại Trung Quốc trong khi họ có thể để lại những công nghệ cốt lõi ở Nhật Bản”. Toshiba cần một không gian nhà máy khổng lồ và một đối tác để phát triển thế hệ công nghệ tiếp theo và Foxconn đáp ứng được cả 2 điều này/
Những đối thủ cạnh tranh của Toshiba trong lĩnh vực chip nhớ bao gồm cả nhà sản xuất Hàn Quốc là SK Hyniz cũng có hứng thú với mảng kinh doanh này nhưng nếu thâu tóm sẽ phải đối mặt với những rào cản về mặt pháp lý trong khi đó phía Toshiba lại đang rất cần tiền mặt. Gou chỉ ra rằng ông sẽ không gặp phải những khó khăn như vậy bởi Foxconn hiện chưa tham gia vào mảng kinh doanh này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng