Didi Chuxing gặp vận đen không tưởng: Hoạt động kinh doanh bỗng đóng băng khi bị 7 cơ quan nhà nước điều tra, nguy cơ chịu án phạt chưa từng có trong tiền lệ
Gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing đang đứng trước bờ vực sinh tử khi chịu áp lực lớn từ chính quyền Trung Quốc.
Gã khổng lồ gọi xe Didi đang phải chịu áp lực lớn khi ngày hôm qua, một nguồn tin nói rằng Bắc Kinh đang cân nhắc một loạt các hình phạt khắc nghiệt dành cho công ty này. Nguồn tin của tờ Bloomberg tiết lộ rằng, các hình phạt dành cho Didi đang được lựa chọn gồm cả 1 khoản phạt tiền khổng lồ hoặc thậm chí buộc họ hủy niêm yết trên sàn Mỹ.
Cổ phiếu Didi đã ngay lập tức giảm hơn 10%, khiến tổng trong tháng này giá cổ phiếu đã mất 27% giá trị.
Tuần trước, các quan chức từ 7 cơ quan chính phủ đã đến văn phòng Didi để kiểm tra vấn đề bảo mật.
Đầu tháng này, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các nhà điều hành kho ứng dụng trong cả nước phải loại bỏ ngay lập tức ứng dụng di động của Didi Chuxing.
Cụ thể, Cục Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã đề cập tới "những vấn đề nghiêm trọng" liên quan tới việc thu thập dữ liệu cá nhân trái phép của Didi Chuxing. Ngoài ra họ cũng chỉ đạo cho Didi Chuxing phải ngay lập tức giải quyết các vấn đề này để "đảm bảo an toàn thông tin cá nhân cho người dùng".
Lệnh kể trên của Bắc Kinh tới chỉ 2 ngày sau khi các nhà chức năng cấm Didi Chuxing bổ sung thêm người dùng mới khi các nhà chức trách đang xem xét hoạt động bảo mật của công ty.
Trước đó, một thông báo trên ứng dụng của Didi vào ngày 29/6 – 1 ngày sau khi IPO tại Mỹ nói về những thay đổi mới với thông tin người dùng và chính sách dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 7/7.
Didi gần như độc quyền tại thị trường gọi xe ở Trung Quốc và thu thập hàng loạt dữ liệu từ người dùng – nhằm phục vụ phân tích thói quen giao thông và phát triển các công nghệ gồm xe tự lái.
CAC hiện chưa nói chi tiết những vi phạm về quyền truy cập dữ liệu người dùng của Didi cũng như Didi sẽ phải giải quyết vấn đề trong bao lâu hoặc khi nào ứng dụng của Didi có thể xuất hiện trở lại trên các kho ứng dụng.
Những gì Didi đang trải qua thuộc chuỗi các hành động của cơ quan chức năng nhằm kiềm chế các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc - những doanh nghiệp vốn đã trở thành trung tâm của cuộc sống hàng ngày cho hơn một tỷ người. Điều này cũng để nhằm khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu mà các công ty này nắm giữ. Trung Quốc đã chuyển từ một trong những chế độ kiểm soát dữ liệu lỏng lẻo nhất trên thế giới sang một trong những chế độ dữ liệu được quy định chặt chẽ nhất thế giới, bắt đầu với luật an ninh mạng vào năm 2017, thắt chặt kiểm soát của Bắc Kinh đối với các luồng dữ liệu.
Điều đáng nói là vận đen tới với Didi chỉ vài ngày sau khi Didi huy động được khoảng 4,4 tỷ USD sau khi IPO tại Mỹ.
Kendra Schaefer, người đứng đầu chính sách công nghệ tại Trivium China, một công ty tư vấn cho biết: "Các cơ quan quản lý đang muốn nói rõ với các công ty công nghệ Trung Quốc rằng họ có thể IPO bất cứ nơi nào họ muốn, miễn là 'ngôi nhà' của họ phải ở Trung Quốc và tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và quy định trong nước". Việc cấm Didi nhận thêm người dùng mới về cơ bản đóng băng hoạt động kinh doanh chính của công ty này ở Trung Quốc và khiến họ không thể phát triển. Hơn 2/3 trong số khoảng nửa tỷ người dùng toàn cầu của Didi đang ở Trung Quốc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng