Có rất nhiều loài động vật trong tự nhiên sở hữu ngoại hình cực kì bắt mắt, nhưng có vẻ như những đặc điểm đó không giúp được gì chúng thậm chí còn khiến cho chúng dễ phải bỏ mạng hơn.
Trong những khu rừng, mọi người có thể dễ dàng tìm thấy những bộ xương hươu, nai bị mặc két giữa những cành cây. Những bộ gạc khổng lồ của các con đực khiến cho chúng không thể thoát ra được khi đã bị mặc kẹt và từ đó chúng không thể ăn uống cũng như chạy thoát khỏi kẻ săn mồi. Chúng sẽ bị mặc kẹt giữa những cành cây cho đến khi chỉ là một bộ xương.
Ngay từ hơn 200 năm trước, Darwin cũng đã từng có những thắc mắc tương tự, nhiều loài động vật dường như vì bảo lưu vẻ đẹp mà dần đi vào ngõ cụt của sự tiến hóa, nhưng đối tượng lúc đó của ông lại là loài chim công.
Câu nói "đấu tranh sinh tồn là động lực của quá trình chọn lọc tự nhiên" dường như có thể là một bản tóm tắt ngắn gọn về sự tiến hóa, các loài vật sẽ luôn tiến hóa theo hướng để có thể tiếp tục sinh tồn tốt trong tự nhiên. Nhưng ngay từ khi bắt đầu thuyết tiến hóa, Darwin đã nghi ngờ về câu nói này. Bởi vì ông thực sự không thể hiểu được lông đuôi của những con công đực có tác dụng gì trong quá trình giúp chúng sinh tồn, và điều này cũng tương tự như những cặp gạc khổng lồ của hươu đực.
Bất kể từ quan điểm nào thì thức sự lông đuôi của những con công đực luôn là một "gành nặng" kết hợp với "lãng phí, vụng về và liều lĩnh". Nó không chỉ tiêu tốn năng lượng mà còn ảnh hưởng lớn đến quá trình di chuyển, hoạt động của những con công đực. Mặc sắc bắt mắt của lông đuôi sẽ thu hút những kẻ săn mồi và có thể dễ dàng dẫn tới cái chết cho chúng.
Từ quan điểm tiến hóa, lông đuôi dài tới 2 mét chắc chắn sẽ bị loại bỏ một cách tàn nhẫn bởi chọn lọc tự nhiên. Nhưng trong thực tế, những con công đực vẫn tồn tại cái đuôi dài và màu sắc lòe loẹt, điều này dường như đã phản bác lại thuyết tiến hóa của Darwin. Vào năm 1860, Darwin thậm chí phải thừa nhận rằng: "Ngay khi tôi nhìn thấy lông đuôi của một con công đực, tôi đã không biết phải nói gì".
Ngay sau đó, Darwin phải đối mặt với những khó khăn tương tự và phải đưa ra câu trả lời tương ứng. Ngoài sự tiến hóa xảy ra như là kết quả của việc thích nghi với môi trường, phải có một "thế lực bí ẩn nào đó" thống trị chúng ta. Và trong "Nguồn gốc của nhân loại và lựa chọn tình dục" xuất bản năm 1871, ông đã tiết lộ một xu hướng tiến hóa khác - lựa chọn tình dục (Sexual selection).
Nếu bạn muốn truyền lại gen của chính mình cho các thế hệ tương lai, bạn cần nhiều hơn là chỉ lưu giữ được sự tồn tại nhỏ bé của mình. Ngoài sinh tồn, các loài động vật còn phải tiến hóa để phục vụ một mục đích quan trọng khác, đó là giành cơ hội được giao phối và sinh sản, và điều này cũng giải thích được vì sao những con công đực vẫn còn tồn tại những cái đuôi dài bắt mắt và hươu nai có những cặp gạc khổng lồ.
Với các loài động vật dị giới thì hầu hết những con đực sẽ có vẻ ngoài khác biệt và để có thể chiếm được sự ưu ái của những con cái thì chúng buộc mình phải tiến hóa đi ngược lại với sự tiến hóa sinh tồn để có thể sở hữu được ngoại hình bắt mắt.
Về lý thuyết, những con công đực mất đi lông đuôi thì sẽ phù hợp hơn với ý nghĩa sinh tồn, nhưng từ thời điểm tiến hóa, nếu chúng không thể tìm được phương thức tiến hóa thay thế việc kéo dài đuôi thì chúng vẫn có thể tồn tại, nhưng chuỗi truyền gen sẽ bị phá vỡ ở ngay tại thời điểm đó. Nói chung chúng phải đánh đổi, để có thể duy trì nói giống tới thế hệ mai sau, chúng sẽ phải dùng sinh mạng để đánh đổi.
Việc tiến hóa để có vẻ ngoài bắt mắt như vật ở những con đực tồn tại rất nhiều trong thế giới động vật và đặc biệt là đối với loài chim, chẳng hạn như loài chim đuôi dài ruy băng (Astrapia mayeri) có lông đuôi dài gấp nhiều lần chiều dài của cơ thể.
Một ví dụ khác là mão của những con gà trống, ngoài chức năng làm đẹp thì đấy cũng là điểm yếu nguy hiểm của chúng. Khi chúng bị đối thủ mổ và giữ mào thì chúng sẽ dễ dàng bị mất nhiều máu và chết. Đó chúng là lý do vì sao chúng ta thấy những người nuôi gà chọi luôn phải cắt mào của chúng ngay từ khi mới phát triển.
Trong tự nhiên, các loài "đa thê" sẽ có sự cạnh tranh lớn hơn, sự khác biệt giữa hai giới sẽ lớn hơn. Một con đực mạnh mẽ có thể thống trị nhiều con cái, do đó chúng có thể để lại nhiều con cái và lan truyền gen của chúng rộng rãi hơn. Và những con đực yếu đuối đó có thể không có cơ hội giao phối, và chúng sẽ dần chết đi.
Và đối với các loài động vật có xu hướng "một vợ một chồng" chúng ta sẽ không tìm thấy sự khác biệt nhiều giữa hai giới trừ kích thước, bởi những con đực không cần có nhiều con cái thông qua sự cạnh tranh từ vẻ ngoài.
Lấy linh trưởng mà chúng ta quen thuộc nhất làm ví dụ, khỉ đột sống gần xích đạo trên lục địa Châu Phi, chúng chấp nhận chế độ đa thê và sống theo nhóm, mỗi nhóm được dẫn dắt bởi một con đực trưởng thành có tên là "lưng bạc" (màu lông đen của những con đực trưởng thành hơn 13 tuổi sẽ dần trở nên trắng bạc).
Ngoài những con lưng bạc thì những con đực khác trong bầy sẽ không có quyền giao phối với những con khỉ đột cái. Tất nhiên chỉ những con đực có vóc dáng lớn và đủ sức mạnh để có thể đánh bại con đầu đàn thì nó sẽ trở thành con "lưng bạc" mới của bầy. Và trong quá trình chọn lọc này, khỉ đột đực cũng tiến hóa để trở thành loài linh trưởng lớn nhất. Ngược lại, trong trường hợp một vợ một chồng của con người thì sự khác biệt về kích thước cũng như hình dạng cơ thể của hai giới cũng không có quá nhiều khác biệt.
Tuy nhiên trong lịch sử Trái Đất đã phải chứng kiến sự tuyệt chủng của rất nhiều loài bởi chúng đã tiến hóa để bảo lưu vẻ đẹp một cạch quá mức rồi phải chịu kết cục diệt vong khi môi trường tự nhiên thay đổi.
Lựa chọn giới tính có liên quan đến kế hoạch nhân giống chung của toàn bộ quần thể, nhưng khi con vật đầu tư quá nhiều năng lượng hoặc ức chế quá mức khả năng sống sót, nó cũng sẽ gây ra tai họa. Đặc biệt là khi môi trường thay đổi. Về mặt lý thuyết, các loài có sự khác biệt giới tính lớn hơn sẽ có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn. Do đó, trong quá trình tiến hóa của loài, chọn lọc tự nhiên và chọn lọc giới tính nên kiểm tra và cân bằng lẫn nhau.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng