Đây mới là nơi Apple đặt trung tâm dữ liệu trị giá 2 tỷ USD chứ không phải Việt Nam
Liệu Apple có phá được vận xui của khu đất đã nhiều lần phải thay đổi mục đích sử dụng này hay không?
Trong khi Đại bản doanh mới trị giá 5 tỷ USD của Apple đang thu hút sự chú ý của nhiều người, thì gã khổng lồ công nghệ này vẫn còn một dự án bất động sản trị giá tỷ USD khác, quan trọng không kém nhưng ít người để ý.
Tại Mesa, Arizona, một nhà máy rộng hơn 110.000 m2 đang được Apple hy vọng sẽ trở thành viên ngọc thứ ba trên vương miện của mình, khi biến nó thành trung tâm dữ liệu hàng đầu của hãng.
Nhà máy này trước đây được sử dụng như một cơ sở sản xuất các tấm pin mặt trời, sau đó có một thời gian ngắn trở thành cơ sở của GT Advanced Technology, một nhà cung cấp của Apple.
Theo tạp chí Phoenix Business, sau khi sở hữu cơ sở này, Apple dự định đầu tư 2 tỷ USD để chuyển đổi nhà máy này thành một “Trung tâm chỉ huy”, để không chỉ lưu trữ các bản sao lưu của iCloud và file của iTunes, mà còn giám sát các trung tâm dữ liệu từ xa khác của Apple.
Nhưng dường như vận rủi vẫn tiếp tục đeo bám nhà máy này. Mùa hè năm ngoái, các tấm pin mặt trời trên mái nhà bị cháy, khiến cho 50 công nhân trong nhà máy phải sơ tán.
Trang Business Insider đã kịp chụp lại các bức ảnh một thời gian ngắn sau vụ việc đó, để không chỉ cho thấy quy mô của nhà máy này, các tấm pin mặt trời thực sự đã gây ra thiệt hại như thế nào, và Apple cần bao nhiêu chi phí để chuyển nó thành một trung tâm dữ liệu hiện đại:
Sau khi GTAT nhà cung cấp sapphire cho Apple phải nộp đơn phá sản, Apple đã chuẩn bị để nhà máy dừng hoạt động. Nhưng thống đốc bang Arizona, ông Doug Ducey đã thuyết phục được quả Táo đặt trung tâm iCloud của họ tại nhà máy sản xuất saphire cũ này.
Quy mô của nhà máy rất khó để ước đoán. Chiều dài nhà máy có thể đến hàng dặm.
Nhà máy cũng nằm ở chính giữa sa mạc, và nó được xem như một thắng lợi quan trọng dành cho Arizona khi thuyết phục được Apple, do thông thường các trung tâm dữ liệu này sẽ nằm ở các khu vực có nhiệt độ thấp.
Ducey và các nhân viên của ông đã gặp gỡ với các giám đốc điều hành của Apple trước trận Super Bowl vào đầu 2015. Nhưng hàng tá đại diện của Apple chỉ nói với thống đốc bang Arizona rằng họ sẽ bỏ qua việc tái sử dụng nhà máy. Nhưng Ducey và các nhân viên của ông đã phải làm việc suốt đêm và cuối cùng đã làm cho Apple chấp nhận địa điểm này.
Apple dự định sẽ bắt đầu với 150 vị trí “được trả lương cao” tại trung tâm này, nhưng có thể sẽ cần nhiều hơn nữa, từ 300 đến 500 người khi vận hành. Ngoài ra Apple cho biết, họ sẽ gửi một giám đốc điều hành đến sống ở bang này toàn thời gian để tiện cho việc vận hành.
Một phần của việc biến trung tâm dữ liệu này thành một “trung tâm chỉ huy” là nó sẽ được duy trì bởi một phần nhân viên của Apple, và nó sẽ giám sát các trung tâm dữ liệu khác. CFO của Apple, Luca Maestri nói với thị trưởng Mesa rằng Apple cam kết dành ra số vốn 2,2 tỷ USD cho trung tâm này trong 10 năm tới. Rõ ràng Apple đã đạt được một cam kết 30 năm cho khu vực này. Apple mua nhà máy này năm 2013.
CFO của Apple, ông Luca Maestri.
Một phần của thỏa thuận nhằm thu hút Apple bao gồm một khoản cắt giảm thuế đáng kể - lên tới 5 triệu USD mỗi năm – dưới hình thức hỗ trợ cho việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Đây là lý do tại sao phần lớn mái nhà được phủ bằng các tấm pin mặt trời. Một trong các tấm pin này sau đó đã bắt cháy, dẫn đến việc 100 cảnh sát cứu hỏa đã được gọi đến để dập lửa.
Apple cho biết khi nhà máy này được “trang bị đầy đủ”, nó sẽ tận dụng được 70 MW điện mặt trời.
Tuy nhiên, Apple cho biết trung tâm này sẽ không kịp vận hành trong năm 2015. Trong năm 2014, nó đã từng được sử dụng để sản xuất sapphire cho iPhone và màn hình Apple Watch. Tuy nhiên, nhà cung cấp GT Advanced Technology (GTAT) đã không thể sản xuất ra các miếng sapphire theo tiêu chuẩn của Apple.
Mối quan hệ giữa hai bên xấu đi nhanh chóng, với việc các giám đốc điều hành của GTAT cáo buộc Apple đã bắt họ phải chấp nhận các hợp đồng không công bằng với họ. Tuy nhiên, khi GTAT tỏ ra do dự trước hợp đồng, một luật sư của Apple nói rằng GTAT nên “đừng có trẻ con như vậy và chấp nhận hợp đồng.” Cuối cùng, đến mùa hè năm ngoái, toàn thiết bị sản xuất saphire đắt tiền của GTAT nằm đắp chiếu trong nhà máy, không được sử dụng.
Dường như một vài thiết bị sapphire đã bị ướt do nước được sử dụng để dập lửa trong vụ cháy.
Một trong các lý do Apple phá vỡ hợp đồng với GTAT vì hãng này đã không thể sản xuất sapphire theo chất lượng mà họ muốn. Các "quả bóng" sapphire với những khuyết tật đã làm chúng trở nên vô dụng với Apple.
Apple chú ý đến sapphire vì nó có thể giúp cho màn hình iPhone chống xước tốt hơn, nhưng kể từ khi GTAT không thể cung cấp vật liệu này, hiện nay iPhone vẫn sử dụng các tấm kính rắn. Trong tháng Mười Một năm ngoái, Apple đồng ý một thỏa thuận để bán đấu giá các thiết bị sản xuất sapphire. GTAT bán các thiết bị này để thanh toán một phần cho khoản vay 439 triệu USD.
Nhưng nhiều thiết bị đã bị hư hại do ngọn lửa, dẫn đến một số tranh cãi pháp lý khi các công ty bảo hiểm nói với GTAT rằng các máy móc đã bị hư hại và hầu hết là vô giá trị. Hồ sơ tòa án cho biết 33 cỗ máy đã hoàn toàn bị phá hủy, 18 chiếc khác bị hư hại. Những chiếc máy này giá 280.000 USD mỗi chiếc khi mua mới.
Ngọn lửa đã làm phần lớn mái nhà bị thủng, và nước chắc hẳn vẫn đang lênh láng trên sàn nhà máy.
Hình ảnh dưới đây cho thấy ngọn lửa gây ra thiệt hại như thế nào.
Các tấm pin mặt trời khá lớn.
Cận cảnh phần hư hại.
Phần bị cháy so với toàn bộ mái nhà.
Có rất nhiều thứ cần phải được dọn dẹp.
Nhưng sau một loạt các hoạt động nhộn nhịp xung quanh nhà máy vào năm ngoái, tiến độ giờ đã chậm hơn. Một phần do sự cản trở từ các thiết bị cũ của GTAT cũng như sự cố hỏa hoạn. Gần đây, vào tháng Mười Hai, Apple đã đăng tải tin tuyển dụng một vị trí duy nhất để quản lý trung tâm dữ liệu tại Mesa, Arizona. Công việc đó được mô tả là “quản lý tất cả các cơ sở hoạt động liên quan gồm hệ thống điện và cơ khí tại các trung tâm dữ liệu.”
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng