Đây là cách hệ thống tàu siêu tốc Hyperloop kết nối toàn bộ các thành phố trên thế giới
Hệ thống tàu siêu tốc di chuyển trong các đường ống chân không với tốc độ nhanh khủng khiếp đang dần được hiện thực hóa.
Hyperloop là hệ thống giao thông tốc độ cao, lần đầu được khởi xướng bởi tỷ phú Elon Musk. Bên trong đường ống áp suất thấp, các phương tiện chở người và hàng hóa có thể phóng đi nhờ đệm không khí tạo ra bởi máy nén khí giúp giảm ma sát đến mức tối đa. Năng lượng để đẩy con tàu cũng dựa vào cảm ứng điện từ.
Những yếu tố này giúp tàu có thể di chuyển với vận tốc gấp đôi máy bay chở khách thông thường, không bao giờ gặp tai nạn, tiết giảm đáng kể chi phí năng lượng, hoạt động 24/24 bất chấp mọi điều kiện thời tiết.
Những phác thảo ban đầu về bản Hyperloop được công bố vào tháng 8/2013. Dự án đầu tiên là tuyến đường từ khu vực Los Angeles đến vịnh San Francisco (Mỹ). Phân tích cho rằng một con đường như vậy có thể giúp hành trình giảm xuống còn 35 phút.
Tổng chiều dài quãng đường 560 km, như vậy hành khách sẽ phóng đi với vận tốc trung bình 970 km/h. Tốc độ tối đa Hyperloop có thể đạt được khoảng 1.200 km/h. Dự toán sơ bộ cũng cho thấy tuyến đường này sẽ tốn khoảng 6 tỷ USD nếu chỉ dùng chở khách, và 7,5 tỷ USD nếu thêm phiên bản ống đường kính lớn để chở xe hơi và hành khách.
Khi Musk thể hiện ý tưởng của mình qua tài liệu dày 57 trang vào tháng 8/2013, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra; nhiều người vẫn còn hoài nghi về công nghệ nghe quá “thần thánh” này. Nhưng nay, rất nhiều tổ chức, cá nhân và thậm chí nhiều chính phủ đã bắt tay vào đầu tư/phát triển Hyperloop.
Và nếu sau này Hyperloop được triển khai rộng rãi thì tấm bản đồ được thiết kế bởi Mark Ovenden trên đây có lẽ và ví dụ tốt nhất cho việc Hyperloop sẽ kết nối các thành phố trên toàn cầu như thế nào. Dù được thiết kế vào năm 2003 và cho một hệ thống tàu điện ngầm toàn cầu nhưng tấm bản đồ trên hoàn toàn có thể áp dụng cho hệ thống Hyperloop.
Dẫu vậy, cần lưu ý độc giả rằng tấm bản đồ trên không hoàn toàn chính xác, trùng khớp với thực tế.
Theo Inverse
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon