Đại học Harvard cho biết phụ nữ lạc quan sẽ sống thọ hơn nhiều thế nên các anh đàn ông đừng có làm họ buồn
Một nghiên cứu mới của trường đại học Harvard đã chỉ ra rằng những người lạc quan sẽ sống lâu hơn những người theo chủ nghĩa bi quan.
Lạc quan là liều thuốc hiệu nghiệm
Một nghiên cứu mới của các giáo sư đến từ Trường Đại học Harvard được công bố vào ngày 7/12 trên tạp chí “American Journal of Epidemiology” cho thấy những người phụ nữ có cái nhìn tích cực sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh tật thấp hơn rất nhiều, đặc biệt là các bệnh tim mạch.
Theo nghiên cứu này, nếu bạn càng lạc quan thì nguy cơ tử vong từ các bệnh ung thư, bệnh tim, đột quỵ, bệnh hô hấp và truyền nhiễm sẽ càng thấp hơn.
Cuộc nghiên cứu này theo dõi dữ liệu của hơn 70.000 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu “Sức khỏe điều dưỡng”. Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu có một phiên bản của cuộc thử nghiệm “Định hướng cuộc sống”. Cuộc thử nghiệm này được thiết kế để đo lường sự lạc quan, được diễn ra lần đầu tiên vào năm 2004 và một lần nữa vào năm 2008.
Những người trả lời được yêu cầu xếp hạng mức độ họ tán thành với những câu nói mang tính tích cực như “Trong thời kỳ bất ổn, tôi thường mong đợi kết quả tốt nhất”. Họ cũng được hỏi rằng họ đồng ý ở mức độ nào với những phát biểu tiêu cực và đưa ra điểm số tiêu cực phù hợp. Những người có điểm tổng hợp cao hơn được phân loại là người có mức độ lạc quan hơn.
Đưa ra những phát hiện mới, các nhà khoa học nói rằng sự cố gắng, nỗ lực để trở nên lạc quan hơn quan trọng như việc tìm ra những phương pháp phòng bệnh khác.
“Phát hiện mới của chúng tôi cho thấy chúng ta nên cố gắng duy trì sự lạc quan, vì nó liên quan đến những hành vi lành mạnh và những biện pháp tích cực để ứng phó với mọi khó khăn trong cuộc sống” – Eric Kim, một nhà nghiên cứu và đồng thời là tác giả của nghiên cứu này cho hay.
Bên cạnh đó, tác giả của nghiên cứu cũng cho biết, có những suy nghĩ tích cực cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh học của cơ thể.
Tích cực không phải là một quyết định vô thức. Martin E.P. Seligman - Giáo sư tâm lý học của trường Đại học Pennsylvania, đặt câu hỏi: liệu rằng việc bạn tích cực hay tiêu cực có hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn?
Trong cuốn sách “Learned Optimism: How to Change Your Mind and Your Life” của mình, ông đã chỉ rõ rằng chúng ta có thể rèn luyện trí óc của chúng ta trở nên lạc quan hơn bằng cách như chủ động loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ngay khi chúng mới được nảy ra.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?