Doanh thu từ thoại và tin nhắn liên tục sụt giảm, nếu không kịp thời thay đổi chiến lược, doanh nghiệp viễn thông sẽ rơi vào thế khó.
Hai sự kiện nổi bất trong năm 2013 là việc bùng nổ ứng dụng nhắn tin miễn phí qua mạng internet (OTT) và tăng giá cước 3G của nhà mạng. Các ứng dụng này đã nhanh chóng tạo được cộng đồng lớn và chiếm miếng bánh thị phần gọi, nhắn tin của đơn vị viễn thông.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2014 thị trường OTT trong nước dần đi vào hoạt động ổn định. Hai ứng dụng OTT đứng đầu tại nước ta là Viber và Zalo, OTT Việt Nam này chiếm tới 20 triệu người dùng, ngoài ra ông lớn Facebook với ứng dụng Messenger cũng nhận được nhiều sự ủng hộ nhờ tích hợp cùng mạng xã hội. Trong hai năm liên tiếp, nhà mạng viễn thông bị OTT "đánh chiếm" doanh thu lớn, khiến cuộc chiến OTT và nhà mạng trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Với số lượng thuê bao viễn thông hiện ở ngưỡng bão hòa cùng sự phát triển không thể ngăn cản của OTT, để đảm bảo doanh thu, trong những năm tới việc nhà mạng thay đổi hình thức kinh doanh là điều cần thiết.
Sau khi MobiFone ra "ở riêng", lợi nhuận của VNPT bị sụt giảm và ước tính chỉ đạt 6.310 tỷ đồng, kém 6 lần so với Viettel (40.532 tỷ đồng). Doanh thu tương ứng của Viettel chạm ngưỡng 10 tỷ USD.
Con số doanh thu của Viettel khiến nhiều người "ngả mũ thán phục" vì dù chịu ảnh hưởng của OTT, công ty này vẫn có thể tăng trưởng ổn định. Tổng Giám đốc Viettel, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết xu hướng hiện tại người dùng đề chuyển từ máy tính sang điện thoại thông minh và máy tính bảng. Thậm chí nhiều người còn làm việc, trao đổi thư từ và điều hành công ty thông qua những thiết bị này.
Hiểu được điều đó, ông đã tập trung vào việt kết hợp giữa thiết bị thông minh, viễn thông và công nghệ thông tin. Giúp CNTT trở thành một dịch vụ viễn thông mà nhà mạng này cung cấp ra thị trường. Có rất nhiều sản phẩm thiết thực mà nhà mạng có nhiều lợi thế thực hiện, ví dụ như thiết bị giám sát chống trộm có lắp sim 3G và định vị GPS, hay như công tơ điện sẽ tự động "chốt số" nhờ vào sim 3G gắn bên trong và gửi dữ liệu định kỳ tới máy chủ,...
Đây là hướng đi thiết thực và rộng mở hơn rất nhiều so với dịch vụ cơ bản như thoại, tin nhắn văn bản và 3G mà nhà mạng đang cung cấp. Ngoài ra, các nhà mạng thậm chí còn có thể cung cấp thêm gói cước dành riêng cho từng ứng dụng OTT riêng biệt, giúp đảm bảo doanh thu cho cả hai bên.
Trong năm tới, OTT sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Thậm chí đơn vị quản lý OTT rất có thể tích hợp thêm nhiều dịch vụ vào ứng dụng như game, thương mại điện tử,... để bắt đầu "kiếm lời" từ số lượng người dùng khổng lồ hiện có, và điều hiển nhiên rằng thoại, nhắn tin sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Nếu không có bước đi hợp lý và thay đổi kịp thời, nhà mạng trong nước có thể rơi vào thế khó và tăng trưởng lùi.
>> Viber chính thực phát triển game mobile trên nền tảng ứng dụng OTT
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng