Ý tưởng đà điểu vùi đầu khi chúng cảm thấy bị đe dọa được cho là xuất phát từ nhà tự nhiên học La Mã Pliny the Elder khoảng 2.000 năm trước. Nhưng điều đó có thực sự đúng không?
- Honda chính thức bước vào cuộc đua xe máy điện hiệu suất cao với EV Fun Concept và EV Urban Concept
- Những bức tranh đá 10.000 năm tuổi tại Ấn Độ liệu có phải dấu vết của người ngoài hành tinh?
- Phát hiện bức tượng thời cổ đại có khuôn mặt giống hệt ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson
- Câu chuyện khó tin về Linda Napolitano, bà nội trợ New York bị người ngoài hành tinh bắt cóc
- Mansa Musa: Vị vua giàu có nhất lịch sử thể giới có bao nhiêu tiền?
Trong nhiều thế kỷ, người ta đã tin rằng khi đối mặt với nguy hiểm, đà điểu sẽ vùi đầu vào cát để ẩn nấp. Hình ảnh sống động này đã dẫn đến cụm từ phổ biến "vùi đầu vào cát - bury your head in the sand" ngụ ý tránh né vấn đề thay vì đối mặt.
Theo một số tài liệu, nhà tự nhiên học La Mã Pliny the Elder, cũng được biết đến với tên Gaius Plinius Secundus, có thể là người đầu tiên phổ biến niềm tin rằng đà điểu giấu đầu khi gặp nguy hiểm. Trong bộ sách nổi tiếng của ông, "The Natural History" – một trong những bộ bách khoa toàn thư sớm nhất về thế giới tự nhiên, Pliny đã mô tả đà điểu như một sinh vật khổng lồ sở hữu một hành vi ngớ ngẩn, đó là chúng tưởng rằng chỉ cần giấu đầu thì có thể ẩn nấp toàn thân. Ông viết: "Chúng có đặc tính kỳ diệu là có thể tiêu hóa mọi chất mà không phân biệt, nhưng sự ngu ngốc của chúng cũng không kém phần đáng chú ý; Vì mặc dù phần còn lại của cơ thể họ rất lớn, nhưng chúng lại tưởng rằng khi đẩy đầu và cổ vào một bụi cây, toàn bộ cơ thể của chúng sẽ được che giấu".
Mô tả của Pliny về đà điểu đã vô tình hình thành một hình ảnh cố định trong tâm trí nhiều thế hệ, khiến con người tin rằng loài chim khổng lồ này thực sự sẽ "vùi đầu vào cát" để tránh né kẻ thù. Thế nhưng, niềm tin này hoàn toàn sai lầm.
Trên thực tế, đà điểu không bao giờ vùi đầu vào cát để trốn tránh nguy hiểm. Chúng là loài chim rất nhanh nhẹn, với tốc độ tối đa lên đến 70 km/h (43 dặm/giờ) - được ghi nhận là loài chim chạy nhanh nhất trên thế giới, theo Sở thú Quốc gia Smithsonian. Đà điểu không cần vùi đầu vào cát bởi chúng có khả năng chạy thoát thân rất hiệu quả nhờ vào tốc độ vượt trội và bản năng nhạy bén trước các mối nguy hiểm từ những loài săn mồi tự nhiên như báo, sư tử và linh cẩu.
Một trong những hành vi có thể đã dẫn đến sự hiểu lầm này là cách đà điểu chăm sóc trứng. Khác với nhiều loài chim khác, đà điểu không làm tổ trên cây mà đào những hố nông trên cát hoặc đất để đẻ trứng. Cả chim bố và chim mẹ đều xoay trứng nhiều lần trong ngày để giữ nhiệt độ ổn định. Từ xa, hành động này có thể khiến chúng ta lầm tưởng rằng đà điểu đang "vùi đầu vào cát".
Ngoài ra, đà điểu thường cúi đầu thấp để tìm kiếm thức ăn. Chúng ăn các loại thực vật, hạt cỏ, và thậm chí cả động vật nhỏ như chuột, ếch, và côn trùng. Khi cúi đầu sát mặt đất trong quá trình kiếm ăn, đà điểu có thể trông như đang chôn đầu trong đất cát, dễ dẫn đến sự ngộ nhận.
Nếu không thể thoát khỏi nguy hiểm, đà điểu có thể áp dụng chiến thuật phòng thủ khác. Chúng sẽ nằm rất thấp, ép sát thân mình xuống đất, kéo dài cổ ra để hòa lẫn vào địa hình. Điều này giúp chúng trông giống như một tảng đá hay bụi cây, giúp tránh sự chú ý của kẻ săn mồi. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, đà điểu trưởng thành còn sử dụng đôi cánh để tung bụi mù nhằm đánh lạc hướng kẻ thù và bảo vệ gà con.
Đáng ngạc nhiên hơn, đà điểu còn sở hữu khả năng tự vệ mạnh mẽ, với cú đá có thể gây chết người. Được biết, một cú đá của đà điểu có thể đủ sức giết chết cả một con sư tử - kẻ săn mồi hùng mạnh của châu Phi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Trải nghiệm sớm OPPO Find X8 Pro: Tinh tế bên ngoài, mạnh mẽ bên trong
Năm nay, dòng Find X tiếp tục xây dựng trên ‘công thức thành công’ từ những thế hệ trước, nhưng với những công nghệ mới nhất khiến trải nghiệm ngày càng trở nên toàn diện hơn.
Người đàn ông trúng số 14 lần nhờ công thức toán học cực kỳ đơn giản