Trở thành một startup có giá trị nhất thế giới không hề đơn giản, nhưng giá trị đó đang phải đánh đổi với một cái giá không hề rẻ, đó là vô số vụ kiện nhắm vào mình, và thậm chí là sự sinh tồn của startup đó.
Đến nay, Uber hoạt động trên 68 quốc gia, với hơn 5.000 nhân viên và trở thành startup có giá trị cao nhất trên thế giới. Nhưng năm ngoái, đã có tổng cộng 50 vụ kiện chống lại Uber tại tòa án Liên bang Mỹ. Bạn có thể tự hỏi liệu đó đã là nhiều hay chưa. Chúng tôi có thể nói với bạn rằng con số đó là rất nhiều, và các vụ kiện đó đều là một vấn đề nghiêm trọng với startup yêu thích của Thung lũng Silicon.
Hãy thử so sánh Uber với những công ty công nghệ khác. Đối thủ gần nhất của Uber, Lyft chỉ có số vụ kiện bằng 1/3 so với startup này. Airbnb, startup giá trị cao thứ hai ở Mỹ, chỉ bị kiện năm lần vào năm ngoái.
Uber bị kiện nhiều nhất so với phần còn lại của nền kinh tế "theo yêu cầu".
Tại sao Uber bị kiện?
Vậy tại sao mọi người kiện Uber? Câu trả lời đơn giản nhất là có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo hồ sơ của tòa án, trong số 50 vụ kiện chồng lại Uber tại tòa án Liên bang hiện tại, 17 vụ bởi các lái xe của Uber, 15 vụ bởi các công ty taxi và những công ty cạnh tranh, ngoài ra còn hàng tá cáo buộc khác từ khách hàng về các lỗi hành xử như hành hung, các cuộc gọi bất hợp pháp và gian lận giá cả. Cũng có những vụ kiện về vi phạm thương hiệu, từ chối yêu cầu bảo hiểm và phân biệt đối xử với người khuyết tật, chưa kể đến nhiều vụ kiện khác tại các tòa án cấp bang và cấp quận.
Câu trả lời ít đơn giản hơn là các vụ kiện này là một phần của chi phí kinh doanh khi bạn đang làm tổn hại đến một ngành công nghiệp đã có địa vị và có tính quy định cao. Như nhiều startup ở Thung lũng Silicon, phương châm của Uber là điển hình cho câu “khởi nghiệp trước, giải quyết các nút thắt sau”. Điều đó là ổn nếu bạn chỉ bán các phần mềm hay smartphone – bạn chỉ cần tạo một bản cập nhật để sửa lỗi nào đó. Nhưng khi bạn phải giải quyết những vấn đề của thế giới thực, sẽ không đơn giản như vậy nữa. Lúc đó, công việc của bạn sẽ liên quan đến nhiều nghìn người, hàng trăm quy định và luật lệ khác nhau giữa các địa phương, và khi không giải quyết được hết, bạn sẽ bị kiện. Rất nhiều vụ kiện.
Rủi ro pháp lý cho các startup của nền kinh tế theo yêu cầu
Kiện tụng từ lâu đã là một cái gai đâm vào hông của nền kinh tế "theo yêu cầu". Rủi ro pháp lý lớn nhất đối với Uber là khi một vụ kiện tập thể thách thức sự phân loại của công ty khi coi các lái xe của mình như một nhà thầu độc lập thay vì một nhân viên. Nếu vụ kiện này thành công, sẽ mở đường cho 160.000 lái xe đòi Uber phải bồi hoàn một con số khổng lồ về lương, đồng thời thay đổi cơ bản mô hình kinh doanh của công ty. Vụ kiện dự kiến được đưa ra xét xử tại San Francisco vào tháng Sáu. Đã có ít nhất hàng chục vụ kiện tương tự diễn ra tại các bang khác.
Mối đe dọa pháp lý tương tự đã dẫn đến hàng loạt thay đổi đáng kể tại các startup khác của nền kinh tế theo yêu cầu. Năm ngoái, startup về dọn nhà Homejoy tuyên bố rằng một vụ kiện tương tự là lý do họ phải đóng cửa. Và nguy cơ bị kiện đã buộc một startup khác phải đề nghị các “nhà thầu” của mình lựa chọn để trở thành nhân viên.
Các lái xe của Uber không muốn công ty phải ra đi, họ chỉ muốn kiếm thêm tiền từ công ty mình. Trái lại đối thủ cạnh tranh của Uber theo đuổi vụ kiện vì sự sinh tồn của mình. Trong hàng tá các thành phố, những công ty taxi địa phương đã tạo ra hàng loạt thách thức cho bộ phận pháp lý của Uber để hoạt động. Cũng có từng đó thành phố và quốc gia hàng đầu đang thách thức bản thân sự tồn tại của Uber.
Số vụ kiện mà Facebook và Uber phải đối mặt trong vòng 6 năm sau khi thành lập.
Mối đe dọa về pháp lý với Uber thực sự rất nghiêm trọng. Ngay cả Facebook, khi có số năm thành lập tương đương Uber và đã có hơn 350 triệu người dùng, cũng không phải đối mặt với những vấn đề pháp luật nhiều như vậy.
Uber từ chối bình luận về kỷ lục của số vụ kiện nhắm vào mình cũng như quy mô của nhóm pháp lý trong công ty. Tất nhiên, Uber hiện đang có quy mô lớn hơn và phạm vi rộng hơn hầu hết các công ty mà tôi so sánh, cũng như có hoạt động kinh doanh phức tạp hơn. Nhưng những ưu thế này cũng không giúp làm giảm đi các rủi ro đang gia tăng.
Một chút hé lộ về quy mô nhóm pháp lý của Uber sẽ cho thấy mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa mà Uber đang phải đối mặt. Hiện tại Uber đang đăng tuyển 27 luật sư trên toàn thế giới. Trên trang Linkedin, có hơn 50 người tại Mỹ kê khai làm công việc là luật sư tại gia cho Uber. (Uber hiện cũng từ chối bình luận về những con số trên). Tại Airbnb, tương tự như Uber, startup này cũng đang phải đối mặt với sự phản đối dữ dội từ các đối thủ cạnh tranh và chính quyền địa phương, nhưng chỉ có ít hơn 20 luật sư tại Mỹ liệt kê công ty là nơi họ đang làm trên Linkedin.
Do vậy, nếu bạn thấy Uber đang xây dựng một đội quân pháp lý, đó hẳn là vì một cuộc chiến sinh tồn.
Theo Fusion.net
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một món đồ trong toilet được đấu giá 235 tỷ đồng, gây tranh cãi kịch liệt nhưng vẫn trở thành biểu tượng nghệ thuật đình đám
Dù đã qua hơn 100 năm , tác phẩm kỳ lạ của họa sĩ người Mỹ Marcel Duchamp vẫn thu hút nhiều sự quan tâm và bàn luận của công chúng cho đến hiện tại.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon