Cục đất 4.000 năm tuổi này đã ghi lại vụ "bóc phốt" hàng giả sớm nhất lịch sử nhân loại: Nó tố cáo một gian thương ở thời kỳ đồ đồng, yêu cầu phải trả hàng hoàn tiền

    Thanh Long,  

    Nhưng kẻ gian thương đã "block" luôn khách hàng của mình. Để gần 4.000 năm sau, câu chuyện này bỗng trở thành một "meme" nổi tiếng trên mạng xã hội.

    Cục đất 4.000 năm tuổi này đã ghi lại vụ "bóc phốt" hàng giả sớm nhất lịch sử nhân loại: Nó tố cáo một gian thương ở thời kỳ đồ đồng, yêu cầu phải trả hàng hoàn tiền- Ảnh 1.

    Gần 4.000 năm trước, một người đàn ông sống ở khu vực Lưỡng Hà, thuộc Iraq ngày nay tên là Nanni đã mua một lượng đồng từ một thương nhân tên là Ea-nāṣir. Thế nhưng, sau khi sử dụng Nanni mới biết đồng mà mình mua là đồng đểu, không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

    Thế là Nanni quyết định "bóc phốt" kẻ gian thương tên là Ea-nāṣir kia. Anh ta đã khắc lên một cục đất sét toàn bộ lời phàn nàn của mình, bằng tiếng Akkad, một ngôn ngữ cổ đại của người Lưỡng Hà nhưng đến nay đã không còn tồn tại.

    Bằng một cách thần kỳ nào đó, tấm bảng đất sét này vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, sau gần 4.000 năm. Nó đã được Adolf Leo Oppenheim, một nhà cổ học người Mỹ dịch lại. Và nội dung của lời phàn nàn này đã tiết lộ cho chúng ta một trong những vụ "bóc phốt" hàng giả sớm nhất trong lịch sử nhân loại.

    Nó còn đi kèm theo một yêu cầu Ea-nāṣir phải "trả hàng hoàn tiền".

    Cục đất 4.000 năm tuổi này đã ghi lại vụ

    Chúng ta biết lịch sử của chữ viết gắn liền với các hoạt động giao thương thời cổ đại. Đó là khi xã hội loài người bắt đầu hình thành các mạng lưới trao đổi hàng hóa phức tạp, họ cần một cách để ghi lại thông tin chính xác – từ số lượng hàng tồn kho, giá cả, đến các thỏa thuận mua bán.

    Thế là những con số và chữ viết mới ra đời.

    Một số ví dụ sớm nhất còn sót lại của ngôn ngữ viết này là các bảng kê khai hàng tồn kho và sổ sách được ghi lại bằng chữ hình nêm cổ đại của người Lưỡng Hà. Đó là khoảng 4.000 năm trước, vào thời đại đồ đồng, nên không ngạc nhiên khi đồng trở thành một mặt hàng giao thương chính.

    Việc kinh doanh xung quanh nguồn tài nguyên này đôi khi cũng trở nên căng thẳng.

    Nhưng hồi đó, việc bày tỏ sự không hài lòng với một đơn hàng không hề đơn giản. Không có đường dây chăm sóc khách hàng hay một con bot AI không chớp mắt để trút giận. Vậy nên vị khách hàng đầy bức xúc của chúng ta, Nanni đã phải khắc những lời "bóc phốt" của mình lên đất sét rồi gửi nó đến Ea-nāṣir qua "messenger", ở đây là một người đưa tin thực sự chứ không phải ứng dụng gửi tin nhắn qua internet.

    Cục đất 4.000 năm tuổi này đã ghi lại vụ

    Có lẽ Nanni đã có rất nhiều điều muốn nói. Bởi vậy mà anh ta đã không bỏ phí một góc nào trên tấm đất dài 11,6 cm và rộng 5 cm, viết một lời than phiền dài bằng ngôn ngữ Akkad:

    "Ngươi đã đặt những thỏi đồng kém chất lượng trước mặt người giao hàng của ta rồi nói "Nếu ngươi muốn lấy thì lấy, còn nếu không lấy thì xéo đi". Ta cũng đã cử nhiều người đưa tin, những người đàn ông giống ta và ngươi, đến lấy lại túi tiền của ta.

    Nhưng ngươi coi thường ta đến độ nào mà dám bảo họ đi về tay không. Có ai trong số những thương gia buôn bán Timun đối xử với ta theo cách như vậy đâu. Chỉ có ngươi là người duy nhất coi thường người đưa tin của ta".

    Cục đất 4.000 năm tuổi này đã ghi lại vụ

    Dựa trên nội dung được nhà nghiên cứu Adolf Leo Oppenheim dịch lại và công bố trong cuốn sách "Thư từ Lưỡng Hà" của ông, ta có thể hiểu Nanni đã mua một lượng đồng của Ea-nāṣir. Anh ta chấp nhận việc trả tiền trước, Ea-nāṣir gửi hàng sau giống như thanh toán bằng ví Shopee Pay.

    Tuy nhiên, khi nhận hàng thì Nanni mới phát hiện ra đồng mà Ea-nāṣir giao cho anh là đồng kém chất lượng. Do đó, Nanni đã viết bức thư phàn nàn này, gửi đến Ea-nāṣir và yêu cầu phải được trả hàng hoàn tiền.

    "Giờ thì tùy ngươi phải trả lại đầy đủ số tiền cho ta. Hãy biết rằng từ nay ta sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏi đồng nào từ ngươi mà không đạt chất lượng tốt. Từ giờ trở đi, ta sẽ tự tay chọn từng thỏi đồng ngay tại sân nhà mình", anh ta viết trong phần cuối của bức thư.

    Cục đất 4.000 năm tuổi này đã ghi lại vụ

    Những quặng đồng ở Lưỡng Hà vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

    Điều đáng nói là đây không phải lời phàn nàn duy nhất mà Ea-nāṣir nhận được trong sự nghiệp thương nhân của mình. Trong các cuộc khai quật thành phố Ur (nay thuộc Iraq), người ta đã tìm thấy hàng loạt tấm bảng đất sét gửi đến ông ấy, cùng phàn nàn về chất lượng đồng.

    Vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, các thương nhân 'Tilmun' được cho là đã mang vài trăm kilogram đồng đến Lưỡng Hà, bao gồm cả Ur để giao dịch. Chưa rõ Tilmun mà Nanni nhắc đến trong bức thư là nơi xuất xứ của đồng hay một trung tâm buôn bán nổi tiếng, nhưng đồng Tilmun thống trị đến mức các giao dịch ở Ur được thực hiện theo 'tiêu chuẩn Tilmun' về trọng lượng.

    Tuy nhiên, đến khi Nanni viết lời phàn nàn vào năm 1750 TCN, chất lượng của đồng Tilmun đã suy giảm. Nó đã bị một loại đồng khác là đồng Magan vượt mặt. Nếu Ea-nāṣir thực sự là một doanh nhân gian xảo, có thể, anh ta đã làm giả đồng Tilmun do nguồn cung từ nhà cung cấp của anh ta ngày càng cạn kiệt.

    Cục đất 4.000 năm tuổi này đã ghi lại vụ

    Thành phố Ur, nơi bức thư phàn nàn được tìm thấy.

    Điều này cho thấy hành vi buôn bán hàng giả, lừa dối khách hàng đã tồn tại rất lâu, từ buổi đầu của hoạt động giao thương. Chúng ta không biết yêu cầu trả hàng hoàn tiền của Nanni với Ea-nāṣir có được thực hiện thành công hay không.

    Nhưng với những lời lẽ gay gắt và bức xúc của Nanni, chắc chắn anh ấy đã bị thiệt thòi trong vụ giao dịch này. Khi không có video bóc hàng, không có một sàn giao dịch trung gian mà chỉ nhắn tin qua "messenger", khả năng đòi được tiền của Nanni là rất thấp.

    Với việc không có tấm đất sét nào của Ea-nāṣir gửi lại cho Nanni được tìm thấy, có lẽ anh ta còn đã còn bị "block". Chính Nanni cũng nói những người đưa tin của anh chỉ ra về tay không.

    Liên tưởng thú vị của câu chuyện cổ đại này với thời đại thương mại điện tử ngày nay, thậm chí còn biến nó trở thành một loạt meme:

    Cục đất 4.000 năm tuổi này đã ghi lại vụ

    Cục đất 4.000 năm tuổi này đã ghi lại vụ

    Cục đất 4.000 năm tuổi này đã ghi lại vụ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ