Có hay không những chiến lược marketing giá 0 đồng mà startup có thể áp dụng?

    Ngocmiz,  

    Nếu bạn cho rằng marketing 0 đồng chính là chiến lược phù hợp cho công ty của mình thì hay hiểu rõ về cách tư duy bạn cần nắm nếu muốn thành công: Marketing 0 đồng thực chất là một chiến lược hẳn hoi chứ không phải chỉ là một đống thủ thuật manh mún.

    Startup có thể thực hiện các chiến dịch marketing 0 đồng không?

    Đã từng có rất nhiều bài báo chia sẻ về cách thức các startup sử dụng những chiến lược marketing không tốn kém để thúc đẩy mức tăng trưởng vượt trội. Trên thực tế, liệu những chiến lược này có thực sự hiệu quả?

    Có hay không những công thức marketing 0 đồng?

    Hãy nghĩ về các kênh marketing truyền thống như TV, báo chí, radio,… Chính vì đặc thù của những kênh này là diện tích ít nên giá cả cũng thường rất cao.

    Ngày nay, sự phủ sóng rộng rãi của Internet đã mở ra vô vàn cơ hội mới cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng – từ các kênh như mobile, email, mạng xã hội cho đến các website, blog,... Ngày nay, các kênh truyền thông online đa dạng cho phép bạn quảng bá sản phẩm ở mức giá thấp hơn nhiều so với trước đây.

    Tuy giúp tiết giảm nhiều chi phí nhưng sự tiến bộ của công nghệ cũng đặt ra bài toán tối tiểu hóa chi phí và sáng tạo hết mức có thể để có thể tiếp cận người dùng. Điều này cũng đòi hỏi không ít thời gian và công sức.

    Tư duy thử nghiệm cái mới

    Nếu bạn cho rằng marketing 0 đồng chính là chiến lược phù hợp cho công ty của mình thì hay hiểu rõ về cách tư duy bạn cần nắm nếu muốn thành công: Marketing 0 đồng thực chất là một chiến lược hẳn hoi chứ không phải chỉ là một đống thủ thuật manh mún.

    Chẳng hạn như chiến thuật follow người dùng của công ty đối thủ trên Twitter để có thể kiếm được 1 triệu người dùng trong 1 tháng. Bạn cho rằng chiến thuật này sẽ hiệu quả với công ty của mình, thế nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó lại chẳng hề phát huy tác dụng một cách dễ dàng như vậy. Để thành công, bạn cần giữ tư duy của một nhà khoa học: Liên tục thử nghiệm cái mới cho đến khi tìm ra thứ hiệu quả nhất.

    Một trong những điều quan trọng trong công ty khởi nghiệp là phải giữ được văn hóa cởi mở với các thử nghiệm mới, rút ra bài học từ dữ liệu thu được cũng như luôn chuẩn bị sẵn tâm lý cho thất bại. Trong quá trình thử nghiệm và thất bại này, nếu không có quy chuẩn khoa học, bạn sẽ đi lòng vòng thử một đống thứ mà chẳng học hỏi hay nâng cấp được gì cho các chiến lược trong tương lai. Làm việc theo quy trình chính là cách để bạn luôn đảm bảo đi đúng hướng và học hỏi qua những gì ghi nhận được.

    Phễu tăng trưởng, cơ cấu team và các chỉ số tăng trưởng

    Trong quá khứ, các marketer thường lo lắng về khách hàng tại tầng top của phễu tăng trưởng. Thế nhưng khi bạn cố gắng tiết kiệm chi phí marketing, bạn sẽ không muốn trải rộng phễu mà tập trung bán được càng nhiều càng tốt cho những khách hàng đã “vào phễu”. Chính vì vậy mà bạn cần một phễu tăng trưởng hoàn chỉnh, xác định được những chỉ số quan trọng nhất cho mỗi bước cũng như hiểu rõ những team nào trong công ty sẽ phụ trách những phần nào trên phễu.

    Hãy tưởng tượng bạn muốn bán một sản phẩm công nghệ cho doanh nghiệp (B2B). Bảng dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn từng giai đoạn trong phễu tăng trưởng với những chỉ số nhất định cần quan tâm cùng các nhóm sẽ chịu trách nhiệm cho từng giai đoạn:

    Thử nghiệm

    Một khi đã có ý tưởng rõ ràng về cách theo dõi tiến độ và kết quả từng giai đoạn trong phễu (vòng sử dụng của khách hàng), bạn cần thiết kế ra một quy trình thử nghiệm, có thể tham khảo quy trình Bullseye từng được đề cập đến trong cuốn Traction của Gabriel Weinberg và Justin Mares dưới đây:

    - Vòng ngoài cùng: Brainstorm các ý tưởng cho từng giai đoạn với team của mình. Hãy dự toán chi phí cho từng ý tưởng.

    - Vòng giữa: Chọn 2-3 ý tưởng có chi phí thấp nhất và tầm ảnh hưởng rộng nhất. Hãy vạch ra tiến trình thử nghiệm và tiến hành chúng.

    - Vòng trong cùng: Theo dõi kết quả từ những bước thử nghiệm trước và xem liệu bạn có thể thành công hay không. Nếu bạn thành công trong 1 thử nghiệm, hãy tiếp tục nhân rộng ý tưởng đó và tìm cách tối ưu hóa chúng.

    Làm thế nào để thiết lập quy trình thử nghiệm?

    Mấu chốt của quá trình này là thiết kế nên một quy trình thử nghiệm hiệu quả giúp startup quyết định được liệu thử nghiệm đó có thành công hay không. Hãy nhớ kỹ những điều này:

    1. Ghi chép lại quá trình thử nghiệm: Hãy ghi chép lại lý do tại sao bạn lại thực hiện thử nghiệm này cùng những bước thực hiện

    2. Lập dòng thời gian: Một thử nghiệm bao giờ cũng có 2 dòng thời gian – thời gian dự kiến và thời gian tiến hành. Thời gian dự kiến được điều chỉnh theo nguồn lực có sẵn, trong khi đó thời gian tiến hành lại được xếp đặt theo khoảng thời gian cần thiết để đạt được những mức tăng trưởng đáng kể.

    3. Xác định mục tiêu: Hãy bắt đầu bằng một mục tiêu vừa phải nhưng có thể đo lường. Nếu đạt được mục tiêu, hãy ghi nhận rằng thử nghiệm đã thành công.

    Những phương hướng đơn giản hơn

    Marketing 0 đồng luôn là một chiến lược có hệ thống giúp bạn thử nghiệm và xác định được phương pháp nào thực sự hiệu quả với công ty của mình. Tuy nhiên, vẫn có những kênh bạn có thể nhảy vào ngay lập tức một cách đơn giản hơn:

    1. SEO: Đây vẫn luôn là chiến lược dài hạn dù thành quả có thể không dễ nhìn thấy tức thì. Thế nhưng chiến lược này lại ít tốn kém và có thể có mang lại lợi ích dài hạn.

    2. Truyền thông viral: Tìm cách thúc đẩy người dùng mời mọc bạn bè luôn là một cách không mấy tốn kém nhưng có thể giúp nhanh chóng mở rộng mạng lưới khách hàng.

    3. Truyền thông xã hội: Hãy tận dụng Facebook, Instagram,… để quảng bá sản phẩm của mình. Bạn có thể thử những cách như tặng ebook/mã giảm giá để mọi người chia sẻ giúp qua các mạng xã hội này.

    4. Dịch vụ khách hàng: Hãy xây dựng dịch vụ khách hàng tử tế ngay từ đầu. Không gì quảng bá tốt hơn việc truyền miệng của những khách hàng hài lòng vì được chăm sóc nhiệt tình.

    Thiết lập quy chuẩn

    Chẳng có công thức chung nào cho việc thiết lập quy chuẩn này bởi chẳng loại hình kinh doanh nào là hoàn toàn giống nhau.

    Bạn nên thiết lập quy chuẩn xung quanh những chỉ số đã thu được từ thử nghiệm nhưng cũng đừng nên coi đó là mục đích cuối cùng. Mục tiêu cuối cùng vẫn là hiệu quả thực hiện các chiến dịch. Hãy có gắng cải thiện điều này.

    Và tất nhiên cũng đừng ngó lơ thực tế về hiệu quả thu hẹp (diminishing returns). Một khi đã đạt được các con số mong muốn nhưng kết quả lại không quá đáng kể sau các lượt thử nghiệm thì có lẽ đã đến lúc tạm dừng chúng để chuẩn sang những kế hoạch khác – nếu bạn đã đạt đến mức tối đa.

    Tham khảo Tech In Asia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ