Xe điện đang được coi là tương lai của ngành công nghiệp ô tô, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng hào nhoáng như lời hứa hẹn. Khi một công ty xe điện lớn của Trung Quốc phá sản, các chủ xe bỗng dưng đối mặt với một loạt rắc rối không lường trước, trong đó chiếc xe của họ – một tài sản cá nhân – lại trở thành "con tin" của các hệ thống công nghệ phức tạp.
- Bí mật đằng sau nghề 'chạm khắc thuốc nổ' của Trung Quốc
- Chuyện gì xảy ra khi bạn bắn một con tatu?
- Tàu vũ trụ mất kiểm soát! Điều gì xảy ra nếu bạn buộc phải nhảy dù trong không gian?
- Tại sao những con chó tại Chernobyl trải qua quá trình tiến hóa vô cùng nhanh chóng?
- Tại sao trứng gà tây không phổ biến trên bàn ăn?
Xe bỗng dưng “ngoại tuyến”
Richard Qian, một chủ sở hữu mẫu SUV WM Motor EX5, đã trực tiếp trải qua vấn đề này khi nhà sản xuất xe điện nổi tiếng một thời của Trung Quốc, WM Motor, nộp đơn xin phá sản vào tháng 10/2023. Khi cố gắng sử dụng ứng dụng điều khiển từ xa trên điện thoại, anh đã bất ngờ phát hiện mình không thể đăng nhập. Các tính năng như kiểm tra tình trạng sạc pin, điều khiển điều hòa hay khóa xe từ xa đều không hoạt động.
Tuy nhiên, Richard Qian không phải là trường hợp cá biệt, nhiều chủ sở hữu khác xe của thương hiệu WM Motor cũng báo cáo rằng bản thân gặp phải tình trạng tương tự. Trên các diễn đàn trực tuyến như 12365auto – một trang web đánh giá ô tô tại Trung Quốc – các phản hồi tiêu cực cũng đột nhiên tăng mạnh. Một số người dùng thậm chí cho rằng hệ thống xe của họ đã "tê liệt hoàn toàn". Mặc dù WM Motor sau đó đưa ra lời xin lỗi và khắc phục tạm thời, nhưng ứng dụng trên điện thoại vẫn không hoạt động ổn định, và hệ thống giải trí trong xe – vốn phụ thuộc vào kết nối internet – cũng không thể sử dụng.
Phụ thuộc vào công nghệ đám mây: Lợi ích hay rủi ro?
Sự cố này đã làm nổi bật rủi ro khi xe điện ngày càng phụ thuộc vào các hệ thống công nghệ đám mây, từ các tính năng như khóa xe, cập nhật phần mềm qua mạng (OTA), cho đến giải trí trong xe hơi, tất cả đều dựa vào kết nối internet và hệ thống máy chủ của nhà sản xuất. Khi công ty chủ quản phá sản hoặc dừng hoạt động, những dịch vụ này cũng theo đó mà ngừng hoạt động theo, khiến chiếc xe trở nên gần như vô dụng.
Sự việc tương tự như vậy từng xảy ra với các hãng xe nổi tiếng khác. Vào năm 2021, ứng dụng trên điện thoại thông minh của Tesla cũng ngừng hoạt động, khiến một số chủ xe trên khắp thế giới không thể vào trong chiếc xe của mình vì không mang theo chìa khóa vật lý. Năm 2023, sau khi nhà sản xuất xe điện Fisker phá sản, các chủ xe phát hiện họ không thể sử dụng điều hòa hoặc khóa xe, khiến xe không thể vận hành trong mùa hè nóng bức.
Sự cạnh tranh khốc liệt và hệ quả với các công ty nhỏ
Thị trường xe điện Trung Quốc, nơi có hơn 100 nhà sản xuất hoạt động, trên thực tế đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Các đợt giảm giá liên tiếp và việc dần loại bỏ trợ cấp của chính phủ đã khiến nhiều công ty nhỏ lao đao. Kể từ năm 2020, hơn 20 công ty khởi nghiệp về lĩnh vực xe điện như Singulato hay Aiways đã phải rút lui khỏi thị trường. Gần đây nhất, HiPhi, một hãng xe cao cấp cũng đã phải tạm dừng sản xuất vào tháng 2/2024 do khủng hoảng tài chính.
Với hơn 160.000 chiếc xe thuộc sở hữu của những hãng xe đã phá sản, người dùng Trung Quốc ngày càng lo lắng về khả năng sửa chữa và bảo trì xe trong tương lai. Các quy định tại Trung Quốc yêu cầu nhà sản xuất phải cung cấp linh kiện trong vòng 10 năm sau khi mẫu xe ngừng sản xuất. Tuy nhiên, quy định này chủ yếu áp dụng cho phần cứng, trong khi các vấn đề phần mềm, vốn quyết định phần lớn tính năng của xe điện lại không được bảo vệ rõ ràng.
Chủ xe phải tự tìm giải pháp
Một số chủ sở hữu, như Wang – người từng mua HiPhi X vì thiết kế nổi bật – đã chuẩn bị tinh thần tự tìm kiếm phụ tùng thay thế từ thị trường đồ cũ. Dù chiếc xe có giá lên tới 570.000 nhân dân tệ (khoảng 97.000 USD), anh vẫn phải chấp nhận rủi ro nếu hãng xe không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ kỹ thuật số và hỗ trợ sau bán hàng.
Tuy nhiên, không phải hãng xe nào cũng gặp khó khăn giống nhau. Những công ty khởi nghiệp như WM Motor gặp bất lợi vì hoạt động độc lập, không có các đối tác lớn hoặc công ty mẹ sẵn sàng tiếp quản khi họ gặp khó khăn. Điều này khác biệt với các công ty khởi nghiệp khác, vốn thường liên kết với các hãng ô tô lâu đời hoặc công ty công nghệ lớn.
Tương lai nào cho các công ty xe điện Trung Quốc?
Dù chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực xe điện thông qua các gói trợ cấp, như việc hỗ trợ 20.000 nhân dân tệ (khoảng 2.800 USD) để khuyến khích người dân chuyển từ xe xăng sang xe điện, nhưng nhiều công ty nhỏ vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi này.
Theo chuyên gia Lei Xing, sự sụp đổ của các thương hiệu nhỏ sẽ không xảy ra ngay lập tức, mà là một quá trình "chết chậm". Điều này đồng nghĩa với việc các công ty nhỏ sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với những tên tuổi lớn và có tiềm lực mạnh.
Trong khi đó, người tiêu dùng – những người chịu ảnh hưởng trực tiếp – cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua xe từ các hãng mới của Trung Quốc, vì rủi ro công nghệ và hỗ trợ sau bán hàng có thể biến chiếc xe đắt tiền thành một "đống sắt vụn" nếu công ty chủ quản biến mất.
Có thể thấy được rằng, sự phụ thuộc ngày càng lớn vào công nghệ và kết nối internet khiến xe điện trở thành một sản phẩm hiện đại nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với các hãng xe nhỏ tại Trung Quốc, bài toán sinh tồn không chỉ là cạnh tranh về giá hay công nghệ, mà còn là đảm bảo niềm tin lâu dài cho người tiêu dùng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Hai tuyến cáp quang đang bị lỗi, Internet đi quốc tế ảnh hưởng thế nào?
TPO - Tuyến cáp quang biển quốc tế APG vừa gặp lỗi trên nhánh S8 gần Thái Lan, gây gián đoạn toàn bộ kết nối Internet đi quốc tế trên tuyến cáp này. Như vậy 2/5 tuyến cáp quang biển đi quốc tế của Việt Nam đang gặp lỗi.
Vì sao nhà sáng lập TSMC nhìn thấu trước thất bại của CEO Intel ngay từ 2021 – Và giờ thì đúng thật!