Đối với rất nhiều người, khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong ngày là khi họ về nhà, nhìn thấy chú chó của họ đang đứng ở cửa vẫy đuôi chờ, thế nhưng khi chó sói vẫy đuôi thì hành động đó có ý nghĩa gì?
- What If...? tập 6 và những câu hỏi cần được giải đáp về Killmonger và Iron Man
- Trong tương lai, con người đều có thể trở thành những "cyborg" hay không?
- Tìm hiểu về búp bê Daruma của Nhật Bản - một loại bùa may mắn với truyền thống phong phú
- Có thể bạn chưa biết: Loài voi cũng có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và "bất tử" trước ung thư
- Tại sao chúng ta lại có lông mi?
- Là biểu tượng của Nam Cực, tại sao chim cánh cụt cũng sống ở xích đạo nhiệt đới?
Mọi người thường nghĩ rằng, những chú chó của chúng ta vẫy đuôi để bày tỏ rằng chúng đang vui vẻ và hạnh phúc, nhưng thực chất điều đó chưa hẳn là đúng. Chó thường sử dụng đuôi của mình để bày tỏ cảm xúc và tùy thuộc vào từng vị trí của đuôi mà chúng ta có thể hiểu được rằng chúng đang cảm thấy như thế nào.
Trong nhiều nghiên cứu cho rằng, cách mà những chú chó vẫy đuôi có thể bộc lộ nên cảm xúc của chúng. Chẳng hạn như khi chúng vẫy đuôi sang bên phải thì chúng đang cảm thấy tích cực, và ngược lại, khi chúng vẫy sang bên trái, nghĩa là chúng đang cảm thấy khó chịu về một điều gì đó. Hiện tượng này đúng với thực tế khi bán cầu não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, gắn với những hành vi hay cảm xúc tích cực và ngược lại đối với bán cầu não phải.
Vẫy đuôi là hành động rất phổ biến ở loài chó (chỉ trừ một vài giống chó cộc đuôi bẩm sinh hoặc bị thắt đuôi từ lúc sơ sinh), vậy họ hàng của chúng là loài sói có biết vẫy đuôi không? Câu trả lời là: Có, sói cũng vẫy đuôi. Nhưng nếu bạn bắt gặp một con sói đang vẫy đuôi với bạn thì đừng vội mừng, chúng không phải là những con chó đáng yêu được nuôi dưỡng trong nhà và hành động vẫy đuôi của chúng cũng có ý nghĩa hoàn toàn khác khi so sánh với loài chó.
Tại sao sói lại vẫy đuôi?
Một thành viên cấp cao tại Viện Động vật học Áo, Đại học Thú y Vienna, Sarah Marshall-Pescini, trong một cuộc phỏng vấn cho biết: "Những con sói vẫy đuôi chủ yếu là thể hiện lời chào hay sự phấn khích. Đôi lúc nó cũng được thể hiện trong quá trình chia ly và đoàn tụ".
Sói không phải lúc nào cũng sống theo đàn lớn, chúng có thể được chia thành các đơn vị săn mồi nhỏ, hoặc thậm chí là săn mồi đơn độc. Sarah cho biết, khi bầy sói tụ tập lại với nhau sẽ có những hành vi vẫy đuôi và những hành vi chào hỏi khác, những hành vi này tương tự như hành vi của loài chó đối với con người và những loài chó khác.
Những con sói có một hệ thống phân cấp xã hội nghiêm ngặt. Cấp cao nhất trong bầy thường là hai con sói bố và sói mẹ, những thành viên trong đàn còn lại là con cái của chúng, ngoài ra chúng còn phân cấp bậc được xếp theo tuổi. Theo Dịch vụ Công viên Quốc gia, vẫy đuôi là một trong nhiều cách sói thông báo tình trạng của chúng trong đàn.
Ví dụ, nếu những con sói bắt nhiều con thỏ cùng nhau, con sói đầu tiên sẽ ăn trước khi phân phát thức ăn cho các thành viên khác trong đàn, những con sói khác trong lúc chờ đợi thường sẽ hạ đuôi và lắc lư nhanh chóng để biểu thị sự phục tùng.
Sarah cho biết: "Hành vi này xác định rõ thứ bậc trong đàn và tránh những cuộc ẩu đả không cần thiết".
Bầy sói thường bao gồm một cặp sinh sản đực và cái dẫn đầu con cái của chúng và những con trưởng thành không giao phối. Vẫy đuôi khi chào hỏi là một trong nhiều cách sói thông báo trạng thái của chúng trong đàn. Một con sói giữ đuôi của nó thấp và vẫy nhanh để thể hiện sự phục tùng. Những hành vi thể hiện bậc trên và bậc dưới là những cách dễ dàng để chỉ ra con sói nào có quyền tiếp cận ưu tiên đến các nguồn tài nguyên, chẳng hạn như thức ăn.
Không chỉ vẫy đuôi, chó sói còn có cả hành vi liếm mõm nhau, đây cũng là một hành vi thể hiện cấp bậc trong đàn, thường những con sói có địa vị thấp hơn sẽ cố gắng liếm mõm những con sói có cấp bậc cao hơn trong đàn.
Những hành vi này bắt đầu từ khi chúng vẫn là một con sói con. Sarah cho biết: "Khi sói bố mẹ săn mồi quay trở lại, sói con sẽ chạy đến chỗ sói trưởng thành và thể hiện hành vi chào hỏi này - vẫy đuôi thấp và liếm mõm của bố mẹ".
Việc vẫy đuôi của sói thường được kết hợp với hành động liếm môi, trong đó một con sói cấp dưới sẽ cố gắng liếm môi của một con sói cấp cao hơn. Những hành vi này bắt đầu khi chó sói còn nhỏ.
Theo Trung tâm Sói Quốc tế ở Minnesota, những con sói con bắt đầu cai sữa mẹ kể từ khi chúng được ba tuần tuổi, thay vào đó chúng bắt đầu ăn thịt trong những bãi nôn của sói bố mẹ. Lúc này, sói trưởng thành sẽ vô tình kích hoạt hành vi nôn khi được liếm mõm, vì vậy việc liếm mõm ngoài thể hiện thứ bậc thì hành vi này còn giúp sói con kiếm được thức ăn.
Theo dữ liệu từ Mạng lưới Đa dạng Động vật của Đại học Michigan, những con sói non sẽ chuyển từ nhai lại thịt trong bãi nôn sang thịt bình thường khi chúng được khoảng sáu tuần rưỡi tuổi, nhưng chúng sẽ tiếp tục liếm mõm và vẫy đuôi để thể hiện sự khiêm tốn và phục tùng đối với những con sói lớn tuổi hơn và có thứ bậc cao hơn.
Trong khi đó, đối với loài chó, chúng vẫy đuôi chỉ để chào đón con người và thường cố gắng liếm mặt chúng ta để thể hiện tình cảm.
Nếu bạn không thích nó liếm mặt mình, nó có thể nghĩ, được rồi, nếu bạn không thích nó thì thôi, nhưng lần sau nó vẫn sẽ thử lại. Nhưng chắc chắn rằng dù bạn có thích hay không thì chúng vẫn sẽ vẫy đuôi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng