Chiếc chuông kỳ lạ kêu suốt 175 năm nay, các nhà khoa học chưa lý giải nổi
Với thời gian hoạt động lên đến 175 năm, thiết bị kỳ lạ này vẫn đang khiến giới khoa học phải đau đầu trong công cuộc tìm ra lời giải thích xác đáng nhất.
Tại trường Đại học Oxford nổi tiếng Vương quốc Anh, một chiếc chuông đã liên tục kêu không ngừng nghỉ (dù bị cách âm phía bên trong một lớp kính) trong suốt 175 qua. Cụ thể, thiết bị trên, tên gọi thật là “Chuông điện Oxford”, có cấu tạo gồm hai chuông đồng đặt cạnh nhau, mỗi chiếc được đặt dưới một cục pin điện khô.
Ngoài ra, một viên bi kim loại, đúng hơn là một quả lắc được thiết kế ở giữa, và sẽ đập vào chuông mỗi khi bị ảnh hưởng bởi tĩnh điện, sau đó lại nảy ra và đập vào bên kia, cứ tiếp tục như thế. Tần số dao động của quy trình này vào khoảng 2Hz.
Thế nhưng, bí ẩn thực sự ở đây nằm ở cục pin: Không một ai biết nó được cấu tạo ra sao hay làm từ chất liệu gì. Chúng được tráng một lớp lưu huỳnh bên ngoài để có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực từ độ ẩm không khí gây ra. Đó cũng chính là tất cả những gì chúng ta tìm hiểu được, còn về phần cơ chế hoạt động và vận hành thì vẫn chưa có một lời giải đáp thích đáng nào.
Câu trả lời được cho là có cơ sở nhất tới nay liên quan tới loại pin Zamboni, làm từ kẽm loãng và những đĩa bạc cùng với giấy, cuối cùng được nén chặt lại với nhau để cho ra kết quả cuối cùng.
Oxford Electric Bell
Tham khảo: minds.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Mạnh đến mức giải bài toán mất 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, vì sao chip lượng tử Google vẫn "bó tay" trước các phương thức mã hóa hiện đại?
Dù Google tự hào Willow có thể giải quyết một bài toán chỉ trong 5 phút mà siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay cần tới 10 triệu tỷ tỷ năm để hoàn thành, nhưng con chip lượng tử này vẫn chưa đủ sức để phá vỡ các phương thức mã hóa hiện đại.
Bằng một hành động không thể ngờ, công ty thiết bị chip Trung Quốc thoát khỏi danh sách đen của Bộ Quốc Phòng Mỹ