Sinh viên nhà người ta giỏi quá, chế tạo được cả tên lửa!
Mẫu tên lửa thử nghiệm Capella-ML do các thành viên của phòng thiết kế sinh viên (SKB) RocketLAV của Đại học Samara nhân danh Sergey Pavlovich Korolyov phát triển. Sergey Pavlovich Korolyov (12/01/1907–14/01/1966), thường gọi Sergey Korolyov hoặc Sergei Korolev, là một nhà khoa học, kỹ sư và nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vào không gian với Hoa Kỳ vào thập niên 1950 và 1960.
Theo kế hoạch, mẫu tên lửa thử nghiệm và bệ phóng sẽ được hoàn thành vào giữa tháng Ba, và tên lửa sẽ được phóng thử lần đầu tại bãi thử Chapayevsk vào tháng 4 tới - trùng với dịp kỷ niệm 60 năm chuyến bay có người lái đầu tiên vào vũ trụ của nhà du hành Liên Xô Yuri Gagarin (12 tháng 4 năm 1961).
Trưởng nhóm thiết kế sinh viên - Anton Poltoradnhev
Trưởng nhóm thiết kế sinh viên - Anton Poltoradnhev - cũng đang học năm thứ 5. Anh cho biết: "Nhóm tác giả gồm 13 thành viên, trong đó chiếm phần lớn là sinh viên năm thứ 5, vài sinh viên năm thứ 2, 3, 4 và thậm chí có 02 sinh viên mới đang học năm đầu. Mặc dù không phải tất cả đều học ngành kỹ thuật vũ trụ nhưng họ có chung niềm đam mê với tên lửa. Các thành viên của nhóm vừa làm vừa giúp đỡ lẫn nhau, người biết chỉ bảo cho người chưa biết để cùng tiến bộ."
Nhằm đơn giản hóa quá trình chế tạo tên lửa, các sinh viên đã chọn thiết kế kiểu module. Toàn bộ hệ điện tử - trái tim của quả tên lửa – cũng được phân chia thành các hệ thống con chuyên trách như: hệ thống cấp điện, hệ thống đo đạc từ xa và thu thập thông tin, hệ thống loại bỏ tải trọng hữu ích, hệ thống tìm kiếm và định hướng.
Được biết, chi phí để chế tạo hai (02) mẫu tên lửa thử nghiệm rơi vào khoảng 400.000 rúp (124,8 triệu VND), còn việc phát triển không tốn bất cứ đồng nào của các sinh viên, ngoại trừ thời gian.
Theo Gleb Burdonov, thành viên của nhóm thiết kế sinh viên (SKB) RocketLAV, thì bộ phận đắt tiền nhất của quả tên lửa chính là các thành phần điện tử; còn trong quá trình chế tạo tên lửa thì việc sản xuất ra những loại phôi cần thiết để lắp ráp thành thân quả tên lửa lại tốn kém hơn cả.
Thân và các cánh ổn định của tên lửa được làm bằng sợi thủy tinh, còn bộ khung động lực được làm bằng hợp kim Đura – vốn đã được sử dụng rộng rãi để chế tạo ô tô,vỏ máy bay, vỏ tàu tên lửa, tàu con thoi vì có đặc tính nhẹ và độ bền cao.
"Chúng tôi đã mua một số bộ phận của tên lửa ở các cửa hàng bán đồ điện tử thông thường, hay thậm chí còn kiếm được từ ngoài chợ. Các linh kiện điện tử và mạch in (PCB) thì đặt hàng bên Trung Quốc" - một thành viên khác của SKB RocketLAV tiết lộ.
Để tiết kiệm tối đa chi phí, những chi tiết nhựa đã được các sinh viên tự chế tạo bằng phương pháp in 3D.
Capella-ML là mẫu tên lửa thế hệ mới và sẽ có nhiều biến thể. Đây gần như là một sản phẩm được phát triển mới hoàn toàn từ đầu – rất ít phụ thuộc vào kinh nghiệm của các dự án trước đó.
Vào năm 2019, mẫu tên lửa tiền nhiệm của Capella có tên gọi TSR 3.0 đã được các sinh viên của Đại học Samara đem ra phóng trình diễn ở Pháp. Tại thời điểm đó, mẫu tên lửa hai tầng này bay cao được khoảng 1,5 km (nhưng không mang theo trọng tải) và đã giúp nhóm sinh viên đạt giải do Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Pháp (CNES) trao tặng.
Tên lửa Capella có thiết kế một tầng và mang được trọng tải là các dụng cụ, máy móc đo lường phục vụ mục đích nghiên cứu. Do được trang bị động cơ mạnh hơn nên dù phải chở theo tải nhưng mẫu tên lửa mới có thể đạt tới độ cao hơn 2 km.
Các nhà phát triển cũng đã cập nhật hệ thống hạ cánh mềm bằng dù cho các tên lửa đã qua sử dụng. Nhờ vậy mà mẫu tên lửa này sẽ có thể tái sử dụng nhiều lần.
Nhóm thiết kế sinh viên chế tạo tên lửa tái sử dụng nhiều lần chỉ với 63 triệu đồng
Đồng thời, các nhà thiết kế sinh viên của RockeLAV cũng đang nghiên cứu một phiên bản khác của tên lửa Capella-ML là mẫu Capella-M. Họ dự định sẽ đem nó đến tham dự diễn đàn sinh viên quốc tế về thử nghiệm phóng tên lửa tại C'Space (Pháp) trong thời gian tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng