Chế tạo thành công cảm biến cấy dưới da sử dụng năng lượng từ cơ thể

    PnM,  

    Rồi sẽ tới lúc chỉ cần áp mọi thiết bị thông minh vào da là chúng sẽ được sạc và không bao giờ lo hết pin.

    Các chuyên gia làm việc tại Trung tâm nghiên cứu cảm biến hoạt động độc lập của Đại học Bắc Carolina, Mỹ vừa tuyên bố chế tạo thành công cảm biến không dây lấy năng lượng để hoạt động từ chính cơ thể vật chủ được cấy ghép. IEEE Spectrum cho biết, cảm biến mới sẽ hoạt động hoàn toàn độc lập mà không cần phải sạc hoặc thay pin.

    Thời đại Cyborgs sắp tới?

    Cảm biến này xác định mức độ hydrat hóa (độ ẩm của da) tương tự những loại cảm biến vẫn được sử dụng trong những thiết bị theo dõi thể lực và đồng hồ thông minh đang có bán trên thị trường. Những dữ liệu mà cảm biến thu thập sẽ được truyền không dây tới các điện thoại thông minh để phân tích bằng nhiều ứng dụng di động khác nhau.

     Cơ chế sản sinh ra dòng điện từ sự chênh lệch nhiệt độ không phải là mới

    Cơ chế sản sinh ra dòng điện từ sự chênh lệch nhiệt độ không phải là mới

    Bộ phận chính của cảm biến là tấm nhiệt điện có chức năng tạo ra năng lượng từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa da và không khí (ít nhất là 3 độ C). Tấm này có diện tích khoảng 7 cm2 và công suất 40-50 microwatt trên mỗi 1 cm2 da.

    Smartphone vẫn chưa được hưởng lợi

    Nhóm phát triển cho biết, khi gia tăng cường độ hoạt động thể chất thì các tấm nhiệt điện có thể sinh ra công suất lớn gấp 3 bình thường. Thế nhưng như vậy vẫn còn tương đối thấp, và trong tương lai gần những cải tiến công nghệ cũng chưa đủ khả năng cho phép chúng ta sạc điện thoại hoặc các thiết bị đeo khác bằng cách sử dụng nhiệt lượng cơ thể. Còn đối với các cảm biến nhiệt độ cơ thể, huyết áp và độ ẩm da thì ngần đó năng lượng là đủ dùng.

     Cảm biến nhiệt độ sử dụng chính nhiệt độ vật cần đo để tạo ra năng lượng của Texas Instrument

    Cảm biến nhiệt độ sử dụng chính nhiệt độ vật cần đo để tạo ra năng lượng của Texas Instrument

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ