Chế độ ăn có thể tái sinh tế bào tuyến tụy, giúp đảo ngược tình trạng bệnh tiểu đường, thử nghiệm thành công trên chuột

    zknight,  

    Không nên thử tại nhà, chuyên gia khuyến cáo chế độ ăn này cần hướng dẫn và giám sát y tế.

    *Độc giả lưu ý: Không nên thử tại nhà, chuyên gia khuyến cáo chế độ ăn này cần hướng dẫn và giám sát y tế.

    Không cần phẫu thuật, không cần ghép tụy, sử dụng thuốc hay bất kể một liệu pháp gen nào, các nhà khoa học Mỹ cho biết: Tế bào tuyến tụy bị hư hại ở bệnh nhân tiểu đường có thể được tái sinh chỉ nhờ vào chế độ ăn uống.

    Sự phục hồi này có thể giúp bệnh nhân kiểm soát lại lượng đường trong máu và đảo ngược các triệu chứng tiểu đường. Ít nhất, hiệu quả của nó đã được chứng minh bằng thí nghiệm trên chuột. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cell nói rằng chế độ ăn đã “khởi động lại” cơ thể của chúng.

    Các chuyên gia cho biết phát hiện “có tiềm năng rất thú vị”, mà có thể đưa bản thân dinh dưỡng trở thành một liệu pháp điều trị mới cho bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù vậy, họ không khuyến khích mọi người thử ngay chế độ ăn này tại nhà, mà không có hướng dẫn và giám sát y tế.

     Bệnh nhân tiểu đường có thể đảo ngược các triệu chứng nhờ chế độ ăn uống?

    Bệnh nhân tiểu đường có thể đảo ngược các triệu chứng nhờ chế độ ăn uống?

    Chế độ được gọi là “giả nhịn ăn

    Trong thử nghiệm, những con chuột được đưa vào một chế độ giả nhịn ăn tương tự con người. Chế độ này có 5 ngày đặc biệt mỗi tháng, trong đó, người tham gia sẽ phải giảm lượng calo tiêu thụ xuống mức tối thiểu, 800-1.100 Calo mỗi ngày.

    Các bữa ăn được thiết kế với hàm lượng không chỉ carbohydrate thấp mà cả protein cũng thấp. Lượng chất béo không bão hòa thì được giữ ở mức cao. Có thể hình dung, bạn chỉ ăn các loại hạt và súp trong suốt 5 ngày trời.

    Sau đó, trong 25 ngày còn lại của tháng, bạn có thể ăn bất kể những gì mình muốn. Chế độ ăn như vậy thường được ví như cả một tháng tiệc tùng nhưng 5 ngày nhịn đói. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh giả nhịn ăn có khả năng làm chậm lại quá trình lão hóa.

     Chế độ giả nhịn ăn trước đây đã được chứng minh có thể làm chậm quá trình lão hóa

    Chế độ giả nhịn ăn trước đây đã được chứng minh có thể làm chậm quá trình lão hóa

    Điều trị bệnh tiểu đường với giả nhịn ăn?

    Giáo sư Valter Longo đến từ Đại học Southern California là một trong những nhà khoa học đi tiên phong trong nghiên cứu chế độ giả nhịn ăn.

    Khác với các thử nghiệm trước, thí nghiệm lần này của ông chỉ ra hiệu quả tuyệt vời của chế độ giả nhịn ăn đối với bệnh tiểu đường. Theo đó, những con chuột được đưa vào chế độ ăn này có thể tái sinh tế bào beta trong đảo tụy.

    Những tế bào beta được biết đến với vai trò đặc biệt quan trọng, chúng giải phóng hooc-môn insulin và điều hòa lượng đường trong máu của chúng ta. Ở bệnh nhân tiểu đường, tế bào beta có thể đã bị tổn thương hoặc không làm đủ chức năng khiến họ mắc bệnh.

    Kết luận của chúng tôi, bằng cách đẩy lũ chuột vào trạng thái cực đoan, rồi sau đó đưa chúng trở lại - qua quá trình bỏ đói rồi lại cho ăn sau đó - các tế bào trong tuyến tụy đã kích hoạt một số cơ chế tái lập trình và phát triển, xây dựng và sửa chữa lại các phần của cơ quan [tuyến tụy] trước đó đã không còn hoạt động”, giáo sư Longo nói.

     Chế độ ăn có thể tái sinh các tế bào beta sản sinh insulin ở tụy

    Chế độ ăn có thể tái sinh các tế bào beta sản sinh insulin ở tụy

    Những lợi ích quan sát được trên chuột có ý nghĩa với cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2. Để phân biệt, bệnh nhân mắc tiểu đường type 1 khi hệ miễn dịch quay lại tấn công tiêu diệt các tế bào beta trong tụy. Còn tiểu đường type 2 xảy ra chủ yếu do lối sống, insulin vẫn được sinh ra nhưng cơ thể không đáp ứng với nó để hạ đường huyết trong máu.

    Về mặt y tế, phát hiện này có tiềm năng quan trọng bởi vì chúng tôi đã chứng minh được – ít nhất là trong thử nghiệm trên chuột- rằng bạn có thể sử dụng chế độ ăn uống để đảo ngược triệu chứng bệnh tiểu đường”, giáo sư Longo nói.

    Về mặt khoa học, phát hiện có lẽ còn có ý nghĩa quan trọng hơn. Bởi chúng tôi đã chỉ ra rằng chế độ ăn có thể tái lập trình các tế bào, mà không cần đến bất kể một can thiệp gen nào cả”.

    Chế độ ăn này thực sự diễn ra như thế nào?

    Để kiểm tra và trải nghiệm thực sự chế độ ăn này, Peter Bowes, một phóng viên của BBC đã tham gia giả nhịn ăn dưới sự hướng dẫn của giáo sư Longo.

    Anh kể lại: “Trong mỗi 5 ngày của chu kỳ giả nhịn ăn, khi tôi chỉ ăn bằng khoảng 1 phần 4 chế độ ăn của người bình thường, tôi đã giảm từ 2-4 kg. Nhưng trước khi chu kỳ lặp lại một lần nữa, 25 ngày ăn uống bình thường đã đưa tôi trở lại cân nặng ban đầu. Nhưng không phải tất cả những hệ quả của chế độ ăn đều biến mất nhanh chóng”.

    Huyết áp của Bowes cùng một hooc-môn có tên IGF-1 , liên quan đến mộ số loại ung thư vẫn giữ mức giảm. Anh nói: “Các bữa ăn rất rất nhỏ, tôi đã được trải nghiệm 5 ngày ăn uống chẳng ngon nghẻ gì, thế mà vẫn vui hết sức khi được ăn một cái gì đó”.

     Một phóng viên của BBC thử nghiệm giả nhịn ăn dưới sự hướng dẫn và theo dõi y tế

    Một phóng viên của BBC thử nghiệm giả nhịn ăn dưới sự hướng dẫn và theo dõi y tế

    Những thử nghiệm trước đây trên người cũng đã chứng minh giả nhịn ăn có thể làm giảm mức độ đường trong máu. Phát hiện mới nhất bây giờ mới giúp cho các nhà khoa học giải thích được tại sao lại vậy. Tuy nhiên, giáo sư Longo nói mọi người không nên quá vội vàng để áp dụng chế độ ăn này ngay lập tức.

    Ông nói trong một phỏng vấn với BBC: “Đơn giản, nó không nên được thử ngay tại nhà, điều này phức tạp hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ”. Giáo sư Longo cảnh báo, một số người có thể “gặp rắc rối” với sức khỏe của mình, nếu cố gắng thử áp dụng giả nhịn ăn tại nhà mà không có hướng dẫn và theo dõi y tế.

    Đồng ý với quan điểm này, Tiến sĩ Emily Burns của tổ chức từ thiện Tiểu đường Anh (Diabetes UK) cho biết: “Điều này khả năng là một tin vui, nhưng chúng ta cần phải biết chắc kết quả có xảy ra đúng như vậy trên con người hay không. [Đó là điều cần chờ đợi] trước khi chúng ta biết được [chế độ giả nhịn ăn] có ý nghĩa thế nào với người bệnh tiểu đường”.

    Nếu điều này thực sự không có gì thay đổi, “những người bệnh tiểu đường cả type 1 và type 2 sẽ được hưởng lợi lớn từ phương pháp điều trị có khả năng sửa chữa, hoặc tái tạo các tế bào sản sinh insulin trong tuyến tụy”, Tiến sĩ Burns kết luận.

    Theo BBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày