Không chỉ làm các nhà sản xuất ô tô truyền thống phải điêu đứng, những “chiến mã” chạy điện của Tesla có thể đẩy Nga và Ả Rập Xê-út vào cảnh khốn cùng.
Gần đây, ngành ô tô đã chứng kiến một hiện tượng chưa từng thấy khi hàng dài người xếp hàng để đăng ký mua mẫu xe điện Model 3 mới ra của Tesla. Với mức giá 35.000 USD, Model 3 thực sự là một “siêu phẩm” của Tesla khi chỉ trong 3 ngày đã có 276.000 người đặt mua trước mẫu xe này. Nếu số xe trên được bán hết, Tesla có thể thu về khoản tiền 10 tỷ USD trong vài năm tới. Không ngạc nhiên khi nhiều người ví Model 3 như “iPhone” của ngành công nghiệp ô tô.
Giống như cách iPhone đã làm thay đổi thị trường điện thoại di động, sự ra đời của Model 3 có thể là khoảnh khắc lịch sử, giúp ô tô điện trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng không chỉ có ô tô chạy xăng truyền thống, một ngành công nghiệp nữa cũng sẽ phải gánh chịu sức công phá vô cùng lớn của “quả bom” Tesla: đó là dầu mỏ.
Sự xuất hiện của Tesla Model 3 có thể được ví như một cơn địa chấn
Năm ngoái, doanh số bán ô tô điện đã tăng 60% trên toàn thế giới. Theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng 60% một năm được duy trì, thì sớm nhất vào năm 2023, ô tô điện có thể làm giảm nhu cầu sử dụng 2 triệu thùng dầu một ngày. Điều này sẽ gây ra tình trạng thừa cung mà đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2014.
Trong quá khứ, OPEC luôn tỏ ra coi thường triển vọng của ô tô điện. Trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới được công bố vào năm ngoái, tổ chức này dự đoán rằng ô tô điện sẽ chỉ chiếm 1% thị trường ô tô thế giới đến năm 2040. Năm ngoái, CEO của công ty sản xuất dầu ConocoPhillips, Ryan Lance, phát biểu rằng phải mất 50 năm nữa ô tô điện mới trở nên phổ biến như ô tô chạy xăng hiện nay.
Thế nhưng, các đánh giá trên đã phần nào quá chủ quan. Đúng là chỉ một mình Tesla thì không đủ sức. Điều thực sự đáng sợ mà Tesla đang làm là tạo ra một hiệu ứng dây chuyền. Các đối thủ khác trong ngành ô tô sẽ không ngồi giương mắt nhìn Tesla làm mưa làm gió trên thị trường. General Motors, Chevrolet và Nissan đã có kế hoạch bán ô tô điện ở tầm giá 30.000 USD trong vài năm tới.
Theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng 60% một năm được duy trì, thì sớm nhất vào năm 2023, ô tô điện có thể làm giảm nhu cầu sử dụng 2 triệu thùng dầu một ngày.
Ngoài ra, những hãng này cũng đang tích cực xây dựng hệ thống trạm sạc điện có thu phí của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Ấy là chưa kể nhiều hãng ô tô và công ty công nghệ khác như Google cũng đang đầu tư hàng tỷ USD cho cuộc đua ô tô điện. Tất cả sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới theo sau sự sụp đổ của giá dầu hiện nay.
Lúc đó, hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Nga và Ả Rập Xê-út sẽ phải hứng chịu hậu quả đầu tiên, nhất là khi nền kinh tế của hai nước này chủ yếu phụ thuộc vào dầu mỏ. Theo số liệu chính thức của chính phủ hai nước, ngân sách của Ả Rập Xê-út đã thâm hụt 100 tỷ USD trong năm 2015 và với việc giá dầu vẫn chưa khởi sắc, triển vọng của năm nay cũng không có gì khả quan hơn. Ả Rập Xê-út có nhiều tài sản khác để trông chờ nhưng khi đang tiêu hơn 15% những gì mình kiếm được mỗi năm, số tiền dự trữ của họ sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Các chuyên gia cho rằng phải nhiều năm nữa kinh tế Nga và Ả Rập Xê-út mới phục hồi trở lại mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ hiện nay.
Nga cũng chẳng khá hơn khi 35 tỷ USD đã bốc hơi khỏi ngân sách nước này trong năm ngoái và kinh tế Nga đã chính thức trượt vào suy thoái. Số liệu mới nhất cho thấy GDP của Nga đã tăng trưởng âm 3,7% trong năm 2015. Đồng rúp đang rơi tự do và dự trữ ngoại tệ đang bốc hơi. Ấy là chưa kể đến những phí tổn cho chiến dịch quân sự đầy tốn kém ở Syria của Nga.
Các chuyên gia cho rằng phải nhiều năm nữa kinh tế Nga và Ả Rập Xê-út mới phục hồi trở lại mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ hiện nay. Thế nhưng, đến lúc đấy, những chiếc ô tô điện của Tesla và “những người bạn” đã tràn ngập thị trường rồi và sẽ đẩy giá dầu xuống đáy vực một lần nữa. Khi ấy, nếu cứ duy trì tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ như hiện nay, Nga và Ả Rập Xê-út sẽ chẳng mấy chốc mà rơi vào cảnh khốn cùng.
Có lẽ không phải bom hạt nhân hay tàu sân bay, lá chắn tên lửa nào cả, chính Tesla mới là “thứ vũ khí” của Mỹ mà người Nga sợ nhất lúc này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng