Chán cảnh họp hành liên miên, hai kỹ sư Facebook tạo ra công cụ cắt giảm việc họp và giờ nó đã trở thành công ty trị giá gần 1 tỷ USD
Chán cảnh họp hành liên miên, hai kỹ sư Facebook tạo ra công cụ cắt giảm việc họp và giờ nó đã trở thành công ty trị giá gần 1 tỷ USD
- Một chủ page bán hàng bị đối thủ cạnh tranh thuê hack tài khoản Facebook, hacker ra giá chuộc 35 triệu đồng, nạn nhân cầu cứu Facebook hỗ trợ nhưng vô ích
- Facebook Q3/2018: Doanh thu 13,73 tỷ USD, người dùng hàng tháng đạt 2,27 tỷ , không hề suy giảm bởi các vụ bê bối bảo mật và quyền riêng tư
- Sợ dựng tóc một số chỗ với trang Facebook chuyên đăng ảnh xí bệt kinh dị
Dustin Moskovitz là người đồng sáng lập Facebook ngay từ những ngày đầu khi Mark Zuckerberg còn là sinh viên trường Đại học Harvard. Chỉ vài năm sau khi Facebook trở nên phổ biến, anh nhận thấy phần lớn thời gian của mình chỉ dành cho việc trả lời email và những cuộc họp.
Và Moskovitz không hề đơn độc! Một cuộc khảo sát năm 2012 đã chỉ ra rằng người lao động lãng phí trung bình 61% thời gian để điều phối công việc trong các cuộc trò chuyện, họp hành và email thay vì thực sự làm việc.
Moskovitz cho rằng anh cần cải thiện điều này theo "style" của Thung lũng Silicon: tạo ra phần mềm. Cùng Justin Rosenstein, Giám đốc kỹ thuật của Facebook, Moskovitz đã xây dựng một công cụ quản lý nhiệm vụ cho bộ phận kỹ thuật có tên là Tasks. Sau đó, công cụ này nhanh chóng được sử dụng ở khắp công ty.
Khi mới tạo ra Tasks, Moskovitz và Rosenstein chỉ muốn tạo ra một công cụ giúp các nhóm của Facebook quản lý công việc dễ dàng hơn và giảm bớt số lượng các cuộc họp. Tuy nhiên, họ lại không thể ngờ được rằng sáng chế này lại đặt nền tảng cho một công ty có giá trị lên tới 900 triệu USD sau một thập kỷ.
Năm 2008, Moskovitz và Rosenstein rời Facebook để thành lập Asana. Ý định của họ là thay vì xây dựng một công cụ hữu ích cho nhân viên của Facebook, họ sẽ thuê một nhóm để phát triển công cụ này rộng rãi hơn.
Asana là tên của sản phẩm và công ty của họ. Hiện nó đã vượt ngoài chức năng ban đầu của Tasks để trở thành một loại phòng hội thảo ảo cho các nhóm làm việc. Ngày 1/11 vừa qua, Asana đã công bố hai tính năng mới là Portfolios – tính năng giúp người dùng nắm rõ nhiệm vụ hàng ngày của họ liên kết với mục tiêu của toàn công ty ra sao và Workload – tính năng giúp nhà quản lý kết nối công việc với kỹ năng và lịch trình của các thành viên khác nhau trong công ty.
Asana đã trải qua một năm khá thành công. Trong tháng 1, công ty đã tuyên bố huy động thành công 75 triệu USD trong vòng gọi vốn series D. Đến tháng 9, họ đã có 50.000 khách hàng so với con số 20.000 vào đầu năm 2017.
Ảnh chụp màn hình giao diện của tính năng Portfolios.
Sự tăng trưởng này một phần nhờ vào sự phát triển của ngành công nghiệp quản lý công việc. Khi có thêm nhiều công việc trực tuyến, nhu cầu quản lý tiến độ dự án càng trở nên quan trọng hơn.
Tuy nhiên đây không phải là yếu tố duy nhất góp phần vào thành công của Asana. Ngày càng nhiều công ty thuê nhân viên tự do và nhân viên hợp đồng. Hoạt động của tổ chức sẽ trở nên hiệu quả hơn khi mọi người trong nhóm nắm bắt được những vấn đề đang diễn ra của hệ thống.
Chia sẻ về tầm nhìn trong tương lai, tỷ phú trẻ Moskovitz cho biết: "Để công việc từ xa hoạt động trơn tru, trước tiên chúng ta cần những cuộc họp trực tuyến thực sự đáng tin cậy. Dù vậy, chúng ta cũng cần có yếu tố cảm xúc".
Điều này có vẻ khá kỳ quặc, đặc biệt là với một công ty phần mềm như Asana. Theo Moskovitz, điều quan trọng là phần mềm của họ không làm xáo trộn những người sử dụng. Với giá trị tài sản ròng hơn 10 tỷ USD, Moskovitz rõ ràng đang quan tâm đến nhiều vấn đề hơn là chỉ xây dựng một công ty phần mềm thành công.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng