[CES 2018] Tàu vũ trụ cực cool ngầu này thực chất là ... bệ xí thông minh dành cho mèo cưng của bạn
Hãy nói lời tạm biệt những ngày tháng phải bới cát tìm phân khổ sở với Litter Robot Open Air III.
Nhìn từ xa, trông Litter Robot Open Air III chẳng khác gì một chiếc phi thuyền trong bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars), nhưng đến gần thì bạn mới chợt nhận ra là bên trong nó chứa đầy cát vệ sinh cho mèo. Mà nó không chỉ có thiết kế đến từ tương lai đâu nhé: Litter Robot còn có thể dọn dẹp sau khi thú cưng của bạn “đi hái hoa, đi vũ trụ” nữa cơ đấy.
Chẳng cần phải hỏi cũng biết là không ai trên đời này thích phải ngụp lặn vào chậu cát để “bắt vàng” cả. Làm “chuyện ấy” vừa lộn xộn, vừa bốc mùi và … phải tiếp xúc với những gì tinh túy nhất mà con mèo để lại. Và đó chính là lý do tại sao mà Litter Robot được ra đời: thay bạn thực hiện công việc cao quý này.
Cách thức hoạt động của nó như sau: Đầu tiên, để mèo của bạn giải quyết nỗi buồn trong bệ xí của Litter Robot. Sau khi vật nuôi yêu quý của bạn xong xuôi, thiết bị thông minh này sẽ kích hoạt đồng hồ bấm giờ để “tinh hoa” của chú mèo vón cục lại. Tiếp theo, khoang hình cầu sẽ bắt đầu lộn nhiều vòng và di chuyển phân mèo đến vị trí của một cái túi ni lông. Sau nhiều lần, túi đầy, bạn chỉ việc vứt nó đi là xong. Đơn sản và sạch sẽ hơn việc bới cát tìm phân gấp nhiều lần, nhỉ?
Litter Robot Open Air II có cảm biến để phát hiện khi nào thú cưng của bạn đang luyện công ở bên trong, và khi nào nó có thể bắt đầu dọn dẹp. Toilet thông minh này cũng có kết nối Wi-Fi và có khả năng thông báo cho bạn biết khi túi ni lông đã đầy để bạn tẩu tán nó đi.
Litter Robit Open Air III
Litter Robot Open Air III sẽ được lên kệ với mức giá 500 USD (tương đương 11 triệu đồng). Một phiên bản khác không có Wi-Fe có giá đề xuất là 450 USD ( xấp xỉ 9,9 triệu đồng).
Theo CNET
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon