Nỗ lực giải cứu đáng nể của đội chuyên gia: 10 giờ liên tục đẽo từng chút đá để giải phóng người đàn ông đã ngất đi trong tuyệt vọng.
- Câu chuyện về ‘Ghost boy’ - cậu bé ma mắc kẹt trong chính cơ thể mình suốt 12 năm trời cùng hành trình miệt mài tìm lại sự sống
- Đặt niềm tin vào Google Maps, hơn 100 người phải trả giá vì mắc kẹt giữa đường lầy
- Say xỉn rồi mắc kẹt dưới ghế, người đàn ông khiến tuyến tàu điện lớn nhất Tokyo đình trệ trong 1 giờ
- Tuyển Nhật gửi tặng áo đấu có chữ ký để động viên thầy trò đội bóng Thái Lan mắc kẹt trong hang
Tại vùng rừng núi Chakry, phía Tây Bắc tỉnh Battamtang thuộc Campuchia, một gia đình đang hớt hải đi tìm anh Sum Bora đã mất tích suốt 3 ngày. Anh Bora rời nhà vào sáng Chủ nhật để đi nhặt phân dơi. Ở vùng đất trồng trọt để sinh sống này, phân dơi (hay còn gọi là guano theo tiếng địa phương) là một nguồn phân bón giàu dinh dưỡng. Nông dân nghèo trong khu vực vẫn cố gắng kiếm sống bằng cách bán phân dơi suốt bấy lâu.
Sau nỗ lực tìm kiếm, em trai của Sum Bora đã phát hiện ra người anh đang mắc kẹt giữa khe núi. Theo tờ Fresh News của Campuchia đưa tin, anh Bora đã trượt chân ngã khi cố với cái đèn pin.
Phải cần tới nỗ lực của 200 nhân viên cứu hộ, đẽo từng chút đá một suốt 10 giờ đồng hồ để tạo khoảng trống đủ lớn, anh Sum Bora mới được đưa ra ngoài. Người đàn ông 28 tuổi thoát ra lúc 6 giờ chiều thứ Tư theo giờ địa phương. Thể trạng của anh Bora rất yếu và đã được đưa về bệnh viện tỉnh, hiện anh đã đang dần hồi phục.
Dẫn đầu công cuộc giải cứu là các chuyên gia từ Đại đội Giải cứu Nhanh 711, trực thuộc lữ đoàn cận vệ của thủ tướng Hun Sen. Đây không phải chiến công duy nhất của họ trong năm nay; hồi tháng Sáu, nỗ lực giải cứu đáng ghi nhận của họ đã giúp ích nhiều trong công cuộc khắc phục sự cố toà nhà 7 tầng đổ sập tại thành phố Sihanoukville.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?