Một nghiên cứu gần đây của Đại học Công nghệ Sydney (UTS) đã khám phá rằng, biết mình đang bị giám sát không chỉ thay đổi hành vi mà còn tác động đến cách bộ não xử lý khuôn mặt và hướng nhìn. Những thay đổi này tuy tinh vi nhưng lại mang ý nghĩa lớn đối với sức khỏe tâm thần trong một thế giới ngày càng bị giám sát hàng loạt.
- Trước thềm thưởng Tết cuối năm, hội nhân viên công sở rủ nhau tải ứng dụng này để đạt KPI
- LHS1140b: Hy vọng mới cho nhân loại hay giấc mơ xa vời?
- Các phi hành gia sẽ sản xuất rượu sake trên ISS và một chai vũ trụ sẽ có giá gần 17 tỷ VNĐ!
- Chó ngao Tây Tạng, chó Pitbull và linh cẩu châu Phi, hiệu quả chiến đấu của ba loài động vật được xếp hạng như thế nào?
- Tại sao chó đôi khi sủa vào lúc nửa đêm, có phải chúng thực sự nhìn thấy những thứ 'siêu nhiên'?
Nghiên cứu được dẫn dắt bởi phó giáo sư Kiley Seymour đã mời 54 người tham gia để khám phá xem việc giám sát ảnh hưởng như thế nào đến một khả năng nhận thức cốt lõi của con người: khả năng phát hiện ánh nhìn của người khác. Kỹ năng này, được mài giũa qua hàng triệu năm tiến hóa, đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội, giúp chúng ta nhận biết nguy cơ và hiểu ý định của người khác.
Khi đặt những người tham gia trong bối cảnh bị giám sát, họ có khả năng nhận biết khuôn mặt và đánh giá hướng nhìn nhanh hơn gần một giây so với nhóm đối chứng. Hiệu ứng này diễn ra một cách tự động, dù những người tham gia thậm chí không nhận ra. Seymour nhận xét: “Hiệu ứng này rõ rệt và quan trọng, ngay cả khi những người tham gia không cảm thấy lo lắng về việc bị giám sát, bộ não họ vẫn phản ứng như thể họ đang trong trạng thái cảnh giác cao”.
Khả năng nhanh chóng phát hiện khuôn mặt và đánh giá ánh nhìn rõ ràng là một đặc điểm quan trọng để tồn tại và thích nghi trong xã hội. Nó cho phép con người xây dựng các “mô hình tâm trí” để hiểu được ý định và hành vi của người khác. Tuy nhiên, trạng thái cảnh giác cao độ này không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích.
Quá nhạy cảm với ánh nhìn hoặc các tín hiệu xã hội khác thường là dấu hiệu của các rối loạn tâm thần như lo âu xã hội và tâm thần phân liệt. Trong những trường hợp này, cá nhân có thể cảm thấy bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng họ đang bị theo dõi. Nghiên cứu mới cho thấy rằng, ngay cả trong điều kiện bình thường, việc bị giám sát cũng có thể khuếch đại xu hướng này, góp phần làm tăng nguy cơ các vấn đề về sức khỏe tâm thần trên quy mô rộng hơn.
Phó Giáo sư Seymour nhấn mạnh: “Khi mức độ giám sát ngày càng tăng, từ các cửa hàng, đường phố đến cả trường học, gánh nặng tâm lý tích lũy đối với cộng đồng có thể rất đáng kể”.
Giám sát thường được biện minh bởi những lợi ích về an ninh và an toàn. Tuy nhiên, nghiên cứu này đặt ra câu hỏi: liệu sự an toàn có đồng nghĩa với một cái giá vô hình mà tâm trí chúng ta phải trả?
Khái niệm “Panopticon” của triết gia Jeremy Bentham từ thế kỷ 18 dường như đang trở thành hiện thực trong thế giới hiện đại. Bentham từng đề xuất một thiết kế nhà tù mà ở đó, các tù nhân không thể biết liệu họ có đang bị theo dõi hay không, từ đó buộc họ tự điều chỉnh hành vi. Ngày nay, với mạng lưới camera giám sát dày đặc, bức tường nhà tù đã trở nên vô hình, và “tù nhân” chính là tất cả chúng ta.
Nghiên cứu của UTS không nhằm kêu gọi từ bỏ giám sát, mà thay vào đó, thúc đẩy một sự cân nhắc sâu sắc hơn về những tác động mà nó mang lại. Seymour kết luận: “Trong khi nghiên cứu này tập trung vào các quá trình xã hội vô thức, các nghiên cứu tương lai nên mở rộng sang hệ thống limbic và các yếu tố ảnh hưởng sâu hơn đến sức khỏe tâm thần cộng đồng. Điều này càng làm nổi bật tầm quan trọng của quyền riêng tư”.
Những phát hiện của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Neuroscience of Consciousness.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sang năm 2025, Cực Bắc từ của Trái Đất sẽ bị lệch 175 km: Các ứng dụng GPS như bản đồ Google Maps ở Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không?
Cục Khảo sát Địa chất Anh (BGS) cho biết nếu không cập nhật vị trí Cực Bắc từ mới, một chiếc máy bay từ Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi đến Anh có thể sẽ bay chệch hướng 150 km.
Công ty Trung Quốc lén bán chip của TSMC cho Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen