VTV.vn - Tình trạng tan băng chưa từng có do khủng hoảng khí hậu đang gây nên mối đe dọa nghiêm trọng cho hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước toàn cầu.
- Băng tan ở Greenland có thể làm mực nước biển toàn cầu tăng gần 31 cm
- Nhiếp ảnh gia tái hiện bức ảnh hơn 100 năm tuổi để báo động tình trạng băng tan
- Băng tan ở Nam Cực làm lộ ra "xác ướp" 800 năm tuổi vẫn còn nguyên vẹn của chim cánh cụt
- Thước phim đầu tiên trong lịch sử ghi lại cảnh gấu Bắc Cực dắt con rời hang ngủ đông: Trông rất đáng yêu, nhưng các nhà khoa học cho biết đó là một điềm báo chẳng lành
- "Ngày không băng" đầu tiên ở Bắc Cực đang đến, sớm nhất là tháng 9 năm 2027, Bắc Băng Dương sẽ chỉ còn là nước
Một báo cáo mới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, tốc độ tan chảy sông băng hiện nay đang đe dọa đến nguồn lương thực và nước sinh hoạt của khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới, đặc biệt tại các khu vực miền núi và phụ thuộc vào băng tuyết.
Theo báo cáo phát triển tài nguyên nước thế giới 2025 của UNESCO, khoảng hai phần ba diện tích nông nghiệp sử dụng tưới tiêu toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng giảm tuyết rơi và sông băng rút đi tại các khu vực núi cao. Hơn 1 tỷ người hiện đang sinh sống tại các vùng núi, trong đó có tới một nửa tại các nước đang phát triển đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực, và xu hướng này sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Tình trạng này không chỉ giới hạn ở các nước đang phát triển. Tại Mỹ, lưu vực sông Colorado đã trải qua hạn hán kéo dài từ năm 2000. Nhiệt độ tăng cao khiến lượng mưa rơi dưới dạng nước thay vì tuyết, làm giảm khả năng tích trữ nước và khiến hạn hán thêm nghiêm trọng.
Bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, nhấn mạnh: "Dù sống ở đâu, tất cả chúng ta đều phụ thuộc phần nào vào các dãy núi và sông băng, những ‘tháp nước’ tự nhiên đang đối mặt với nguy hiểm cận kề. Báo cáo này cho thấy sự cấp thiết của hành động khẩn cấp".
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cũng xác nhận tốc độ tan băng hiện nay là tồi tệ nhất từng được ghi nhận. Trong ba năm qua, thế giới đã chứng kiến mức suy giảm khối lượng sông băng lớn nhất lịch sử, với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề gồm Na Uy, Thụy Điển, Svalbard và dãy Andes nhiệt đới.

Khách du lịch đi bộ trên sông băng Perito Moreno tại Công viên quốc gia Los Glaciares, gần El Calafate, Argentina. (Ảnh: AP)
Tại Đông Phi, có nơi đã mất 80% lượng băng, trong khi khu vực Andes đã chứng kiến từ 30% - 50% sông băng tan chảy kể từ năm 1998. Ở châu Âu, các sông băng tại dãy Alps và Pyrenees đã thu hẹp khoảng 40% trong cùng giai đoạn.
Ông Abou Amani, Giám đốc khoa học nước của UNESCO, cảnh báo việc mất đi lớp băng phản xạ ánh sáng Mặt trời sẽ khiến mặt đất hấp thụ nhiệt nhiều hơn, tác động tiêu cực đến hệ thống khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, sự tan chảy nhanh của các sông băng cũng làm gia tăng nguy cơ lở tuyết, lũ đột ngột tại các thung lũng, cũng như giải phóng khí methane từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu.
Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Nature tháng trước dự báo nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu không được ngăn chặn, một nửa khối lượng sông băng trên toàn thế giới có thể biến mất vào cuối thế kỷ này. Ông Alex Brisbourne, chuyên gia tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh, nhấn mạnh: "Sông băng núi là những hồ chứa nước ngọt lớn nhất trên Trái Đất. Nước tan từ băng vào mùa hè là nguồn sống của hàng tỷ người và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Galaxy S25 Ultra chạm giá đáy mới tại Việt Nam: Giảm gần 10 triệu đồng so với giá niêm yết
Mức giá này khiến cho Galaxy S25 Ultra trở nên vô cùng cạnh tranh trước đối thủ.
Đây là món đồ công nghệ được săn đón nhất hiện tại: Về bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu, có người kiếm lời cả triệu đồng từ "mua đi bán lại"