Các nhà khoa học của WHO bị phát hiện dùng Photoshop để chỉnh sửa hình ảnh trong nghiên cứu ung thư
Các nhà nghiên cứu liên kết với Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của WHO đã bị phơi bày vì thao túng hình ảnh trong nhiều tài liệu nghiên cứu mà họ đã xuất bản trong nhiều năm.
Giữa năm 2005 và 2014, Massimo Tommasino, Trưởng nhóm Nhiễm trùng và Sinh học ung thư tại IARC ở Lyon, Pháp, và đồng nghiệp cũ của ông, Uzma Hasan, đã xuất bản nhiều bài báo với những hình ảnh đã được chỉnh sửa.
Thật ngạc nhiên khi các nhà khoa học dùng Photoshop để chỉnh sửa hình ảnh nghiên cứu
Những hình ảnh bị sửa chữa bằng Photoshop trong các nghiên cứu nhìn chung có thể là bất kỳ thứ gì từ các quan điểm vi mô của tế bào hoặc mô, hình ảnh của các gel phát sáng biểu thị nồng độ hóa học, hoặc thậm chí là biểu diễn dữ liệu đồ họa. Việc tinh chỉnh hình ảnh này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Điều đáng nói là chất lượng hình ảnh được sử dụng trong một bài báo phản ánh tiêu chuẩn của nghiên cứu và điều này phải được thực hiện một cách "có đạo đức".
Các hình ảnh được nhân bản
Sự cố đặc biệt này của các nhà nghiên cứu WHO (Tổ chức Y tế thế giới) đã được đưa ra ánh sáng vào tuần trước sau khi nhà báo khoa học điều tra Leonid Schneider vạch trần những hình ảnh được chế tác trên blog của ông, For Better Science. Schneider đã mô tả trong bài đăng trên blog của mình cách một số phần của hình ảnh trong các giấy tờ của Tomassino và Hasan được sao chép từ các phần khác.
Các hình ảnh được nhân bản
Việc can thiệp vào các hình ảnh nghiên cứu liên tục gia tăng trong giới học thuật những năm qua. Một nghiên cứu được tiến hành bởi nhà vi sinh vật học Stanford Elisabeth Bik ước tính rằng gần 35.000 bài nghiên cứu trong toàn bộ tài liệu y sinh học bị rút trở lại do trùng lặp hình ảnh.
Nếu một bài báo có chứa một hoặc nhiều hình ảnh được xử lý thì thật khó để tin tưởng vào các nội dung được thể hiện bên trong. Tất nhiên, hình ảnh có thể chỉ đại diện cho một thử nghiệm nhỏ và điều này không có nghĩa là các kết quả khác trong các công trình nghiên cứu là không chính xác. Nhưng nó cho thấy sự đầu tư không hoàn toàn nghiêm túc của các nhà nghiên cứu đối với toàn bộ công trình của mình.
Tham khảo: Thenextweb
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?